399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

[Chuyên gia nói kín] Những bệnh lý không nên uống collagen

Collagen là loại protein dạng sợi, đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Collagen giúp trẻ hóa làn da, tóc, móng tay, giảm nguy cơ loãng xương, thoái hóa khớp, hỗ trợ tim mạch,... Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được collagen. Vậy thì những bệnh không nên uống collagen bao gồm những loại bệnh nào? Xem ngay bài viết này để có lời giải đáp cụ thể, sử dụng collagen an toàn nhé!

1/ Những bệnh không nên uống collagen

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của collagen đối với cơ thể, thậm chí đây là loại protein nhiều nhất trong cơ thể. Dù vậy, việc bổ sung collagen thông qua đường uống cần được thực hiện đúng cách. Đặc biệt, đối người đang dùng thuốc hoặc mắc một trong các bệnh dưới đây.

1.1/ Người đang mắc bệnh viêm loét dạ dày

Đau dạ dày và viêm loét dạ dày là một trong những bệnh không nên uống collagen khi đói, có thể uống được collagen sau khi ăn khoảng 1 giờ. Viên uống collagen có nhiều loại nhưng hầu hết được chiết xuất từ cá nên thường có mùi tanh. Mùi này dễ khiến người mắc bệnh viêm loét dạ dày khó chịu, có cảm giác buồn nôn.

Những bệnh lý không nên uống collagen

(Ảnh: Ai không được uống collagen? Người bị viêm loét dạ dày)

Mặc dù, các viên uống ngày nay được thêm vị trái cây hoặc vitamin C để dễ uống. Tuy nhiên, bản chất của vitamin C vẫn là một loại axit và có khả năng làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, làm người bệnh có thể bị đau bụng, buồn nôn và không tốt cho dạ dày. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày vẫn có thể uống collagen lâu dài nếu hiểu rõ uống collagen lúc nào tốt nhất.

1.2/ Người đang mắc bệnh thận mãn tính

Nếu bạn đang thắc mắc liệu uống collagen có hại thận không thì câu trả lời là không đáng kể nếu dùng đúng cách. Đối với người bình thường, sức khỏe tốt, không gặp các vấn đề về thận hoàn toàn có thể dùng collagen.

Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi uống collagen đối với những người bị thận mãn tính. Bởi collagen chứa hydroxyproline - một chất có thể tăng bài tiết oxalate qua nước tiểu. Do đó, việc sử dụng collagen có thể gây tăng cường quá trình lọc của thận và tăng áp lực trong cầu thận. Để đảm bảo sức khoẻ của chức năng thận khi sử dụng collagen lâu dài, bạn nên uống collagen vào buổi sáng, hạn chế uống vào buổi tối.

Người mắc bệnh thận mãn tính cần cẩn trọng khi dùng collagen

(Ảnh: Người mắc bệnh thận mãn tính cần cẩn trọng khi dùng collagen)

Nếu cảm thấy cơ thể có vấn đề về sức khoẻ, bạn cũng nên tìm hiểu rõ việc uống collagen có hại gan không, uống collagen sao để an toàn lâu dài nhé!

1.3/ Người đang mắc bệnh gút

Gút là một trong những bệnh không nên uống collagen bổ sung. Vì theo thông tin từ trang Harvard Health Publishing, căn bệnh này buộc người bệnh phải hạn chế tiêu thụ protein. Trong trường hợp người bệnh gút muốn sử dụng viên uống collagen để hỗ trợ các vấn đề về xương khớp thì cần tham vấn chuyên môn từ bác sĩ.

Người bị gút không nên tự ý dùng collagen mà cần tham vấn chuyên môn từ bác sĩ

(Ảnh: Người bị gút không nên tự ý dùng collagen mà cần tham vấn chuyên môn từ bác sĩ)

1.4/ Người đang sử dụng thuốc đặc trị

Có một số bệnh không nên uống collagen để đảm bảo cho quá trình điều trị được thuận lợi. Vì trong thành phần của thuốc đặc trị sẽ có nhiều hoạt chất khác nhau, dễ tương tác với collagen. Ngoài việc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, sự kết hợp này còn có thể tạo ra ảnh hưởng không tốt.

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc đặc trị cho những căn bệnh như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp,... thì nên xem kỹ thành phần có trong sản phẩm collagen và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng collagen. Trường hợp phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai cũng không nên uống collagen, vì sự kết hợp này dễ tạo ra các hiện tượng mang thai giả như mất kinh, buồn nôn hay mệt mỏi.

Người đang sử dụng thuốc đặc trị như ung thư, tiểu đường,... không nên uống collagen

(Ảnh: Người đang sử dụng thuốc đặc trị như ung thư, tiểu đường,... không nên uống collagen)

1.5/ Người bị huyết áp thấp

Huyết áp thấp cũng nằm trong danh sách những bệnh không nên uống collagen. Bởi vì theo các chuyên gia, giảm huyết áp là một trong những tác dụng phụ có thể xảy ra khi thể trạng không bình thường. Mặc dù, huyết áp bị hạ do sử dụng collagen là không quá lớn nhưng vẫn chưa thể chắc chắn về ảnh hưởng đối với người bệnh. Người bị huyết áp thấp cũng có thể uống collagen như người bình thường khi có biện pháp tăng cường sức khoẻ phù hợp.

Huyết áp thấp là bệnh không nên uống collagen

(Ảnh: Huyết áp thấp là bệnh không nên uống collagen)

1.6/ Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Cho đến nay vẫn chưa có kết luận cụ thể về ảnh hưởng tốt khi uống collagen đối với sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, cơ thể của người mẹ khá nhạy cảm. Đặc biệt, đối với các mẹ đang cho con bú, việc sử dụng các sản phẩm bổ sung cần được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai khá nhạy cảm, vì thế cần lưu ý khi muốn dùng collagen

(Ảnh: Phụ nữ mang thai khá nhạy cảm, vì thế cần lưu ý khi muốn dùng collagen)

Hiện nay trên thị trường có quảng cáo một số sản phẩm collagen uống dành riêng cho phụ nữ mang thai nhưng không nói rõ bầu uống collagen được không. Điều này đang dấy lên làn sóng phản đối nền kinh tế làm đẹp.

1.7/ Người trước độ tuổi 20

Bên cạnh những bệnh không nên uống collagen thì người trước độ tuổi 20 cũng không cần sử dụng. Nguyên nhân là ở độ tuổi này, cơ thể có tốc độ phát triển nhanh và lượng collagen được sản xuất lớn. Việc sử dụng các sản phẩm bổ sung collagen trở nên dư thừa và có thể ảnh hưởng quá trình sản xuất collagen tự nhiên bên trong cơ thể. 

Người trước độ tuổi 20 được khuyến khích không nên uống collagen

(Ảnh: Người trước độ tuổi 20 được khuyến khích không nên uống collagen)

2/ Sai lầm cần tránh khi uống collagen

Dù collagen ngày nay khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn còn mắc phải các sai lầm khi sử dụng, điều đó vô tình làm giảm đi hiệu quả đối với cơ thể. Để tránh rơi vào tình trạng đó thì đây là những gì bạn cần lưu ý:

  • Bắt đầu dùng collagen quá trễ: Độ tuổi lý tưởng để bắt đầu uống collagen là sau 25 tuổi. Vì lúc này collagen trong cơ thể sẽ bắt đầu mất đi theo thời gian và tốc độ sản xuất của cơ thể cũng chậm lại. Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sẽ có tốc độ mất collagen nhanh hơn. Từ đó, các dấu hiệu tuổi già xuất hiện nhiều hơn như rụng tóc, nếp nhăn, các khớp và sụn trở nên yếu, phát ra tiếng kêu, khối lượng cơ bị giảm,....
  • Lạm dụng collagen tổng hợp: Việc uống collagen cần đảm bảo liều lượng phù hợp. Tùy theo độ tuổi, thể trạng, giới tính, tình trạng bệnh lý,... mà mỗi người sẽ có nhu cầu khác nhau. Lượng collagen cần bổ sung cho cơ thể trong một ngày sẽ dao động từ 2.000 đến 10.000mg. Kỹ lưỡng hơn, bạn có thể tìm hiểu về hàm lượng collagen cần thiết mỗi ngày.
  • Uống collagen không đều đặn: Liệu trình sử dụng collagen của mỗi người có thể khác nhau. Nhưng để thấy rõ hiệu quả thì bạn nên sử dụng ít nhất 2-3 tháng liên tục. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liệu trình phù hợp.
  • Sử dụng collagen sai thời điểm: Thời điểm lý tưởng để uống collagen là trước hoặc sau bữa sáng 30 phút. Bạn cũng có thể uống vào buổi tối trước khi ngủ từ 30 phút đến 1 giờ.
  • Không bổ sung collagen tự nhiên: Dù đã sử dụng viên uống bổ sung collagen thì việc bổ sung từ các thực phẩm tự nhiên cũng rất quan trọng. Bạn nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản và các loại trái cây, ngũ cốc, các loại hạt, nhiều rau.

Nên uống collagen một cách đều đặn để có được hiệu quả như mong đợi

(Ảnh: Nên uống collagen một cách đều đặn để có được hiệu quả như mong đợi)

Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm collagen có thương hiệu uy tín, thành phần từ thiên nhiên với vị dễ uống và không lo ngại tác nhân gây bênh thì có thể tham khảo các sản phẩm collagen của Hector. Hector hi vọng rằng bạn đã hiểu rõ về những bệnh không nên uống collagen và giải đáp các thắc mắc trên đây sẽ giúp bạn sử dụng collagen đúng cách. Từ đó, bạn sẽ cải thiện sức khỏe, đẩy lùi lão hóa, không chỉ cho bản thân mà cả những người thân, gia đình và bạn bè.

Có thể bạn sẽ cần...

icon
backtop zalo-img.png messenger