Thiếu collagen sẽ dẫn đến điều gì? Top 8 hệ quả đáng lo ngại
Thời gian và tác động từ môi trường sống sẽ khiến cho lượng collagen tự nhiên trong cơ thể bắt đầu suy giảm, dẫn đến ngoại hình và sức khoẻ tổng thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người lại ỷ y và không biết rõ tác hại của việc thiếu collagen sẽ dẫn đến điều gì. Trong bài viết này, mời bạn khám phá ngay top 8 hệ quả của việc thiếu hụt collagen, để từ đó có những biện pháp phòng ngừa và cải thiện kịp thời.
- 1/ làn da bị lão hóa nhanh chóng
- 2/ tóc trở nên xơ rối, móng khô giòn
- 3/ dễ mắc bệnh nha chu
- 4/ thị lực kém so với trước đây
- 5/ xuất hiện tình trạng đau cơ bắp
- 6/ bị thoái hóa xương khớp
- 7/ bị tụt huyết áp
- 8/ vết thương lâu lành hơn
- 9/ nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt collagen
- 10/ giải pháp nào giúp xử lý vấn đề thiếu hụt collagen hiệu quả?
1/ Làn da bị lão hóa nhanh chóng
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn nên bắt đầu bổ sung collagen cho cơ thể từ sau tuổi 25 để phòng tránh lão hóa da sớm. Cơ thể thiếu hụt collagen sẽ dẫn đến tình trạng da bị nhão, kém đàn hồi, chảy xệ, sạm, nám,… Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện này, bạn cần phải bổ sung collagen một cách nhanh chóng qua chế độ ăn hàng ngày. Hoặc việc sử dụng nước uống bổ sung collagen là cần thiết.
(Ảnh: Thiếu hụt collagen dễ dẫn đến làn da bị lão hóa)
2/ Tóc trở nên xơ rối, móng khô giòn
Collagen nuôi dưỡng các chất sừng có trong tóc, móng tay và móng chân. Tóc sẽ trở nên suôn mượt và móng cũng được cung cấp đủ dưỡng chất để bóng khoẻ hơn. Khi cơ thể gặp tình trạng thiếu hụt collagen, tóc có thể trở nên xơ rối, cứng và dễ gãy rụng. Trong khi móng tay, móng chân lại xuất hiện các vấn đề như khô và nứt nẻ.
3/ Dễ mắc bệnh nha chu
Khi cơ thể thiếu hụt collagen, sức khỏe răng miệng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về nha chu. Collagen tồn tại nhiều trong lợi, đóng vai trò như một chất đề kháng tự nhiên, giúp bảo vệ răng khỏi các vấn đề nha chu. Vì vậy, nếu bạn gặp các vấn đề như chảy máu chân răng, viêm lợi, sưng lợi,... đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt collagen một cách trầm trọng.
4/ Thị lực kém so với trước đây
Collagen là một thành phần quan trọng trong giác mạc, đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì và phát triển thị lực, giúp chúng ta nhìn rõ hơn. Khi cơ thể gặp tình trạng thiếu hụt collagen, mắt có thể gặp phải các vấn đề như khả năng nhìn kém, mờ mắt, khô rát,... Đây là những dấu hiệu cảnh báo cho bạn nên bổ sung collagen kịp thời để tránh tình trạng mắt bị đục màng thủy tinh và hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực.
(Ảnh: Thị lực trở nên kém hơn khi bị suy giảm collagen trong cơ thể)
5/ Xuất hiện tình trạng đau cơ bắp
Collagen giúp cơ bắp với xương và dây chằng được gắn kết với nhau chặt chẽ và linh hoạt. Khi lượng collagen trong cơ thể bị suy giảm, mối liên kết giữa các cơ quan này cũng bị yếu đi, dẫn đến tình trạng đau nhức cơ bắp. Do đó, nếu bạn thấy cơ bắp thường xuyên đau đớn mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu của việc cơ thể bị thiếu hụt quá nhiều collagen.
6/ Bị thoái hóa xương khớp
Nhiều người thường chỉ chú ý đến canxi cho xương, nhưng quên đi vai trò quan trọng của collagen trong cấu trúc và duy trì sức khỏe xương. Canxi và collagen, giống như xi măng và sợi sắt cho ngôi nhà, cùng đóng vai trò quan trọng làm cho xương vững chắc và linh hoạt. Nghiên cứu năm 2008 của chuyên gia Mỹ chỉ ra rằng bổ sung collagen có thể giúp cải thiện triệu chứng viêm xương khớp và giảm cảm giác đau.
7/ Bị tụt huyết áp
Các thành mạch máu trong cơ thể chứa một lượng lớn collagen nên khi lượng collagen trong cơ thể giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lưu lượng máu, gây ra khó khăn trong quá trình tuần hoàn. Tình trạng này có thể là nguyên nhân gây ra các biến chứng liên quan đến huyết áp thấp, bao gồm cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, đau ngực và đau đầu thường xuyên.
(Ảnh: Tụt huyết áp cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu hụt collagen)
8/ Vết thương lâu lành hơn
Collagen tham gia vào quá trình làm lành các vết thương bằng cách tái tạo tế bào da mới. Thiếu hụt collagen có thể khiến các vết thương trên cơ thể lâu lành hơn và có nguy cơ cao để lại sẹo thâm. Để khắc phục, bạn nên bổ sung collagen cho cơ thể thông qua chế độ ăn hàng ngày bằng các thực phẩm giàu collagen như đậu nành, cá thu, cá mòi, cá hồi, quả việt quất, dâu tây,... Hoặc sử dụng các loại nước uống, thực phẩm chức năng bổ sung collagen để hỗ trợ quá trình phục hồi da nhanh chóng.
9/ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt collagen
Sau tuổi 25, cơ thể chúng ta bắt đầu suy giảm về số lượng và chất lượng collagen theo 2 hướng sau:
Giảm số lượng: Mỗi năm, lượng collagen trong cơ thể sẽ bị giảm đi khoảng 1%, khiến cấu trúc collagen trở nên lỏng lẻo, yếu ớt và dẫn đến sự xuất hiện các dấu hiệu lão hóa trên da.
Giảm chất lượng: Các sợi collagen thoái hóa theo thời gian, bị giãn, nhão và đứt gãy, khiến da mất đi sự tươi trẻ, đàn hồi và mịn màng.
Sự suy giảm collagen do nhiều yếu tố, bao gồm:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình sản sinh collagen càng giảm, khiến da bị thô ráp và kém săn chắc.
- Tác động của tia UV: Tia UV từ ánh nắng mặt trời cũng nguyên nhân gây tổn thương collagen và lão hóa da.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá làm giảm lượng oxy đến các mô, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da của collagen và gây ra các nếp nhăn.
- Chế độ ăn: Sử dụng nhiều đường, carbs và thực phẩm chế biến sẵn làm cứng collagen trong cơ thể.
- Căng thẳng: Việc căng thẳng, mất ngủ sẽ làm giảm khả năng sản sinh collagen tự nhiên, khiến da dễ bị sạm và chảy xệ.
- Di truyền: Tình trạng da từ ông bà, cha mẹ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng cơ thể phá vỡ hoặc tái tạo collagen của các đời sau.
(Ảnh: Sự thiếu hụt collagen xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau)
10/ Giải pháp nào giúp xử lý vấn đề thiếu hụt collagen hiệu quả?
10.1/ Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học
Để giảm suy giảm collagen, bạn cần từ bỏ hút thuốc và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế đường, giảm nước ngọt, tăng cường rau xanh, chất xơ và bổ sung thực phẩm tăng collagen hàng ngày. Cải xoăn, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, đậu nành, ớt chuông, quả bơ, cải xoong, rau củ quả màu đỏ cùng các loại trái cây giàu vitamin C có chất chống oxy hóa sẽ kích thích sản xuất collagen và duy trì làn da săn chắc, tươi trẻ.
10.2/ Tăng cường vận động, tập thể dục
Hoạt động thể dục, thể thao kích thích quá trình sản sinh collagen, protein quan trọng giữ cho da săn chắc và mịn màng. Do đó, duy trì một lịch trình tập luyện đều đặn không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo và bảo vệ da. Từ đó giúp da trở nên rạng ngời và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa.
10.3/ Bảo vệ da tránh tác động của tia UV
Collagen trong da có thể bị suy giảm bởi tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Do đó, để bảo vệ da và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa, bạn nên che chắn cẩn thận và sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, kể cả khi không ra ngoài.
(Ảnh: Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da tránh tác động từ tia UV, nguyên nhân làm suy giảm collagen)
10.4/ Chăm sóc làn da đúng cách
Massage da mặt là phương pháp hiệu quả để kích thích sản sinh collagen, cải thiện tuần hoàn máu, làm da hồng hào và mịn màng hơn. Để tăng cường hiệu quả, bạn nên kết hợp massage với các sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần kích thích sản xuất collagen như retinol để da trở nên tươi trẻ, căng mịn và đầy đặn hơn.
10.5/ Sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung collagen
Thay vì chờ đến khi lão hóa mới bắt đầu lo lắng về việc duy trì vẻ đẹp và sức khỏe lâu dài, bạn hãy bổ sung collagen ngay hôm nay để bảo vệ làn da và cơ thể sớm nhất. Sự suy giảm collagen tự nhiên bắt đầu từ tuổi 25 sẽ dẫn đến việc xuất hiện nếp nhăn, da mất độ đàn hồi và các vấn đề về xương khớp.
Cơ thể thiếu collagen sẽ dẫn đến điều gì sẽ tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi người mà có các dấu hiệu khác nhau. Để duy trì vẻ đẹp và sức khỏe của làn da một cách bền vững, các chuyên gia đã khuyến nghị bạn nên bổ sung collagen một cách thông minh kết hợp duy trì chế độ ăn uống cân đối và luyện tập thể dục thường xuyên để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Các bước dưỡng da ban đêm và 4 nguyên tắc rất quan trọng
- Nhận biết dấu hiệu lão hoá da sớm để phòng và trị kịp thời
- Không trang điểm có cần tẩy trang không? Vì sao lại cần?
- Dùng kem chống nắng có cần tẩy trang không? Và vì sao?
- Các loại trái cây giúp đẹp da chống lão hóa trông thấy
- Tẩy trang nhiều có tốt không? Thời điểm & liều dùng chuẩn
- Có nên đắp mặt nạ nghệ sữa chua hàng ngày? Cần lưu ý gì?
- Tẩy trang không rửa mặt được không? Tác hại ra sao?
- Top 7 thực phẩm giàu vitamin C khuyên dùng cho mọi lứa tuổi
- Cách sử dụng mặt nạ ngủ SK-II đúng cách này mới hiệu quả