Uống collagen có bị nóng không? Xem ngay mẹo này nếu bị nóng

Một số chị em uống collagen bị nóng, nổi mụn, táo bón làm dấy lên sự nghi ngờ về những lời quảng cáo. Nếu bạn uống collagen bị nóng thì hãy xem ngay 3 mẹo này.

Bản chất của collagen thì không gây nhiệt nhưng một số trường hợp chị em uống collagen bị nóng, bị nổi mụn hoặc táo bón. Điều này làm dấy lên sự nghi ngờ về sự thật của những lời quảng cáo. Vậy đâu là nguyên nhân gây nóng cơ thể khi uống collagen? Nếu bị nóng mà bạn vẫn muốn tiếp tục uống collagen thì phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu rõ ngọn ngành nhé!

1/ Chuyên gia nhận định về uống collagen bị nóng, nổi mụn

Ở độ tuổi 25 trở đi việc bổ sung collagen từ thực phẩm không còn đủ vì thế nhiều người đã lựa chọn phương pháp bổ sung collagen dạng uống như là một xu thế tất yếu. Chắc hẳn ai cũng biết collagen là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp làn da trắng sáng hơn, nhưng có nhiều người khi sử dụng lại bị nóng và nổi mụn. Vậy uống collagen có thực sự gây nên tác dụng phụ như vậy?

Để trả lời cho vấn đề này, các chuyên gia đã khẳng định: bản chất của collagen thì không gây nóng, ngược lại đây còn là phương pháp làm đẹp để nhiều chị em có thể ngăn ngừa mụn, cải thiện làn da bị nám, tàn nhang, tươi sáng khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên hiện tượng bị nóng, nổi mụn, táo bón,... vẫn có thể xảy ra ở một số ít những người bị quá nhạy cảm hoặc do quá trình thải độc trong cơ thể đang diễn ra. Để có thể sử dụng hiệu quả thì bạn hãy tham khảo thêm một số yếu tố tránh tình trạng nóng trong phần tiếp theo của bài viết.

Uống collagen có bị nóng không?

(Ảnh: Uống collagen có thể bị nóng, nổi mụn trong một số trường hợp)

2/ Các nguyên nhân uống collagen bị nóng

Collagen mang lại hiệu quả từ bên trong và đã trở thành biện pháp làm đẹp, cải thiện sức khỏe của rất nhiều người. Tuy nhiên một số ít trường hợp bị nhạy cảm và gây nóng, nổi mụn hoặc táo bón khi sử dụng collagen là do những nguyên nhân phổ biến như sau:

2.1/ Quá lạm dụng việc uống collagen

Rất nhiều người cho rằng muốn da được đẹp, trắng sáng thì sẽ cần uống nhiều collagen. Điều này hoàn toàn sai lầm và cần phải biết được giữa việc cần và đủ. Việc sử dụng uống quá nhiều hàm lượng collagen cũng sẽ là nguyên nhân khiến cho cơ thể bị nóng. Biểu hiện rõ nhất đó là nổi mụn, phát ban các nốt đỏ trên mặt hoặc trên toàn cơ thể và táo bón.

Lượng collagen dung nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể không kịp hấp thụ, từ đó bị phản tác dụng vừa lãng phí lại vừa không an toàn. Nhiều người sẽ có cảm giác rất khó chịu khi bị nóng trong người và thay đổi về cảm xúc.

2.2/ Chọn collagen không phù hợp với mục đích sử dụng

Ngoài lợi ích về làn da thì collagen còn có nhiều công dụng khác cho cơ thể như xương khớp, thành mạch máu, răng, tóc, móng tay hay gân cơ… Vì thế mỗi mục tiêu sử dụng cũng sẽ có sản phẩm collagen có thành phần phù hợp nhất. Khi sử dụng sai sản phẩm thì có thể bạn sẽ bị nóng, tăng cân, mụn, táo bón, cơ thể luôn trong tình trạng bốc hỏa… 

Không phải sản phẩm collagen nào cũng có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của tất cả mọi người. Vì thế bạn cần có cách chọn sản phẩm theo mục tiêu mình muốn. Cân nhắc về các sản phẩm “truyền tai nhau” hoặc đặt trên nhiều trang mạng không uy tín.

3/ Làm gì khi uống collagen bị nóng, bị nổi mụn?

Nếu bạn đang rất bối rối khi uống collagen bị nổi mụn thì phải làm sao thì bạn cần chú ý đến hàm lượng, chế độ ăn uống và cách chọn loại collagen phù hợp.

3.1/ Chú ý về hàm lượng collagen

Một trong những điều đầu tiên khá quan trọng đó chính là biết cách điều chỉnh hàm lượng collagen phù hợp với cơ thể. Rất nhiều người muốn rút ngắn quá trình làm đẹp và đã sử dụng quá hàm lượng cho phép. Theo như khuyến cáo từ các chuyên gia thì hàm lượng collagen bổ sung từ khoảng 2.000 mg đến 10.000 mg mỗi ngày. Với những người lão hóa sớm hoặc ở độ tuổi mãn kinh thì có thể sử dụng tăng thêm chút để đáp ứng sự thiếu hụt của collagen.

Làm đẹp từ collagen là cách làm đẹp từ bên trong, cơ thể sẽ cần thời gian để hấp thụ, vì thế không nên quá vội vàng và sử dụng hàm lượng quá nhiều. Tuỳ vào độ tuổi, thể trạng và nếp sống sinh hoạt, hàm lượng collagen cần thiết mỗi ngày ở từng người sẽ không giống nhau.

3.2/ Kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện

Collagen không phải là thần dược làm đẹp mà chỉ là bổ sung dưỡng chất ở một mức độ nhất định. Vì thế, khi uống collagen bị nóng thì bạn có thể giảm lượng collagen nạp vào cơ thể mỗi ngày và thay vào đó là một nếp sống sinh hoạt lành mạnh, ăn ít thịt, nhiều rau, uống đủ nước. Nếu chẳng may không thể uống được collagen, bạn hãy thử 12 cách bổ sung collagen cho da mặt tại nhà vừa tiết kiệm vừa an toàn.

vận động giúp uống collagen ít bị nóng

(Ảnh: Một cơ thể khoẻ mạnh sẽ hấp thu collagen tốt hơn)

Vận động, tập thể dục là cách để khí huyết có thể lưu thông dễ dàng từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp kích thích hoạt động thủy phân để collagen có thể hấp thụ nhanh hơn vào cơ thể. Khi vận động cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, lỗ chân lông giãn nở và chất thải dưới ra sẽ được đào thải. Đây cũng là cách giúp bạn có một làn da căng mịn hơn, loại bỏ được cặn bã dưới da và làm sạch da hơn.

3.3/ Lựa chọn collagen phù hợp với nhu cầu

Collagen là dạng thực phẩm chức năng nên sẽ hỗ trợ giúp cơ thể cải thiện sức khỏe, làn da. Ở các sản phẩm collagen hiện có trên thị trường, ngoài thành phần collagen peptides còn có những thành phần phụ khác phục vụ cho mục đích tăng cường sức khoẻ, cân bằng nội tiết tố,... Khi bạn uống collagen bị nóng thì cần phải xem kỹ các thành phần phụ, tìm hiểu cơ thể của bạn bị kích ứng với thành phần nào trong sản phẩm.

4/ Uống collagen có bị nổi mụn không?

Uống collagen có thể gây ra mụn ở một số trường hợp, nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy. Việc có mụn sau khi uống collagen thường phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người.

Một số nguyên nhân có thể làm cho mụn xuất hiện sau khi uống collagen:

  • Phản ứng dị ứng: Có thể một số người có dị ứng với thành phần trong collagen hoặc các chất phụ gia có trong sản phẩm collagen. Điều này có thể gây ra phản ứng dị ứng và dẫn đến mụn hoặc kích ứng da.
  • Tăng cường sản xuất dầu: Collagen có thể gây kích thích tăng cường sản xuất dầu trên da, đặc biệt đối với những người có da dầu hoặc da nhờn. Sự tăng cường này có thể là một yếu tố góp phần gây mụn.
  • Tương tác với các thành phần khác: Thông thường, các sản phẩm collagen dạng uống bổ sung có bổ sung thêm một số thành phần khác giúp tăng cường sức khoẻ, tăng cường khả năng hấp thu collagen và điều hoà nội tiết tố. Một số thành phần có thể gây dị ứng ở một số cơ địa.

Tuy nhiên, không phải ai cũng bị mụn sau khi uống collagen. Nhiều người thấy hiệu quả tích cực của việc sử dụng Hector collagen trong việc cải thiện làn da, tăng cường độ đàn hồi, làm giảm nếp nhăn, cân bằng nội tiết tố và tăng kháng thể.

Tóm lại, nếu bạn uống collagen bị nóng, bị nổi mụn, bạn nên tạm ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể. Trường hợp bạn không có điều kiện tham khám tại các bệnh viện, các chuyên gia y tế khuyên bạn hãy dùng thử với liều lượng thấp hơn, dùng cách ngày (1 ngày uống, 1 ngày nghỉ) và chờ cơ thể thích nghi dần rồi sử dụng như bình thường.

Có thể bạn sẽ cần...
icon
zalo-img.png messenger