Viêm nang lông có lây không? Phân loại, triệu chứng, biến chứng

Viêm nang lông có lây không? Khả năng lây lan, truyền nhiễm và biến chứng nghiêm trọng đến mức nào? Hãy cùng hiểu rõ về viêm nang lông ngay nhé!

Viêm nang lông có lây không? Viêm nang lông không phải là một bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, viêm nang lông có thể lan rộng trên cơ thể nếu không được điều trị đúng cách. Việc này sẽ gây ra những vấn đề da liễu nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề thì bạn hãy cùng xem ngay nội dung dưới đây.

1/ Các loại viêm nang lông phổ biến hiện nay

Viêm nang lông là một bệnh lý da liễu thường gặp, gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Dưới đây là một số loại viêm nang lông phổ biến hiện nay.

Viêm nang lông do pseudomonas, do dao cạo

(Ảnh: Viêm nang lông do pseudomonas, do dao cạo)

  • Viêm nang lông do tụ cầu vàng 

Đây là loại viêm nang lông phổ biến nhất, do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra. Đó là tình trạng nhiễm trùng nang lông bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus. Biểu hiện điển hình là những nốt mụn nhỏ chứa đầy mủ màu đỏ hoặc trắng trên da.

Nếu ở tình trạng nhẹ, bệnh nhân có có thể tự chữa trị bằng việc chăm sóc da đúng cách, các nốt mụn có thể tự khỏi sau vài ngày. Còn với tình trạng mãn tính thì viêm nang lông do tụ cầu vàng mạn tính cần được điều trị bởi các bác sĩ.

  • Viêm nang lông do nấm

Loại viêm nang này gây ra bởi nấm Malassezia, một họ nấm men thường gặp trên da, đặc biệt là ở vùng ngực trên và lưng. Khi Malassezia xâm nhập vào nang lông, chúng sẽ gây ra tình trạng viêm nang lông, biểu hiện là những nốt ngứa ngáy giống như mụn trứng cá. Bệnh viêm nang lông do Malassezia thường trở nên nặng hơn khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi vì mồ hôi tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho nấm phát triển mạnh mẽ.

  • Viêm nang lông do pseudomonas

Pseudomonas aeruginosa là một loại vi khuẩn phát triển mạnh trong nước nóng, chúng có mặt trong môi trường nước, ẩm ướt. Vì vậy, viêm nang lông do vi khuẩn này xuất hiện ở những người thường xuyên bơi lội hoặc tắm bồn nước nóng. 

Trong nước, vi khuẩn có thể lây nhiễm sang nang lông và gây phát ban với biểu hiện là các nốt đỏ, đau, có mủ. Triệu chứng viêm nang lông do Pseudomonas aeruginosa thường tự biến mất trong vòng vài ngày, ít khi trở nặng cũng như không cần can thiệp điều trị.

  • Viêm nang lông do dao cạo

Viêm nang lông do dao cạo hay còn được gọi là Pseudofolliculitis barbae, nguyên nhân chính là do khi cạo râu hoặc cạo lông, dao cạm tiếp xúc mạnh và sát vào da. Điều này khiến cho sợi râu bị mọc ngược, đâm vào da gây kích ứng. Đây là trình trạng thường gặp ở nam giới sau khi cạo râu với các biểu hiện là nốt đỏ, ngứa và có thể gây mủ

  • Sycosis barbae

Đây là dạng viêm nang lông nghiêm trọng nhất, có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Sycosis barbae tấn công toàn bộ nang lông, tạo thành những mụn mủ đỏ lớn, sưng tấy.

2/ Bệnh viêm lỗ chân lông có lây không?

Có rất nhiều người thắc mắc bệnh viêm nang lông có lây không? Câu trả lời là hầu hết các trường hợp viêm nang lông không lây vì thường do vi khuẩn hoặc nấm tấn công nang lông, vốn là những cấu trúc riêng biệt trên da. 

Vi khuẩn/nấm thường chỉ tồn tại trong nang lông bị ảnh hưởng và không dễ dàng lây lan sang các nang lông khác. Tuy nhiên, bệnh có thể lây truyền trong một số trường hợp sau:

Bệnh viêm lỗ chân lông không lây

(Ảnh: Bệnh viêm lỗ chân lông không lây)

2.1/ Tiếp xúc với dịch mủ

Khi bạn cọ xát hoặc gãi vào nốt viêm nang lông của người khác, vi khuẩn hoặc nấm từ nốt mủ có thể dính vào tay bạn. Sau đó, nếu bạn tiếp xúc với da của chính mình, vi khuẩn/nấm có thể lây lan sang các nang lông khác trên cơ thể bạn và gây bệnh.

Ngoài ra, nếu bạn tự nặn, bóp các nốt mủ thì bệnh sẽ trở nặng hơn. Việc nặn hoặc bóp các nốt mủ có thể khiến vi khuẩn/nấm từ nốt mủ lan sang các vùng da khác trên cơ thể bạn, dẫn đến tình trạng viêm nang lông lan rộng.

2.2/ Dùng chung vật dụng cá nhân

Viêm nang lông do vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng hoặc virus Herpes simplex có khả năng lây truyền trong trường hợp sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Chính vì vậy, việc sử dụng chung khăn tắm, dao cạo râu, quần áo,... có thể khiến bạn tiếp xúc với vi khuẩn từ người bị viêm nang lông từ đó sẽ lây nhiễm.

2.3/ Di truyền từ cha mẹ

Viêm nang lông có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm di truyền. Nếu cha hoặc mẹ bạn có tiền sử bị viêm nang lông, thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra hệ thống miễn dịch yếu có thể khiến bạn dễ bị vi khuẩn và nấm tấn công, dẫn đến viêm nang lông.

3/ Một số triệu chứng của bệnh viêm chân lông

Hiện nay, viêm nang chân lông có khá nhiều triệu chứng khác nhau. Bạn hãy xem nội dung tiếp theo để có thể phòng ngừa những trường hợp bệnh:

  • Nổi mẩn đỏ: Các nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường tập trung ở những nơi có nhiều nang lông như da đầu, nách, lưng, mông,...
  • Ngứa: Nốt mẩn đỏ thường ngứa, có thể gây khó chịu.
  • Sưng tấy: Một số trường hợp có thể sưng tấy nhẹ.
  • Có mủ: Một số nốt mẩn đỏ có thể có mủ ở đầu.
  • Đau nhức: Nốt mẩn đỏ có thể gây đau nhức nhẹ.
  • Sốt: Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ.

4/ Biến chứng của viêm nang lông

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nang lông có thể dẫn đến nhiễm trùng da, gây ra các triệu chứng như sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức,... Ngoài ra trong một số trường hợp viêm nang lông có thể để lại sẹo trên da.

Ở một số bệnh nhân trong quá trình mắc bệnh, viêm nang lông có thể trở thành mãn tính, tái phát nhiều lần. Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm nang lông có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng.

Viêm nang lông có thể dẫn đến nhiễm trùng da

(Ảnh: Viêm nang lông có thể dẫn đến nhiễm trùng da)

5/ Những vị trí có thể bị viêm lỗ chân lông

Trên cơ thể có rất nhiều vị trí có thể mắc bệnh viêm nang lông, cụ thể là những bộ phận sau:

  • Mặt: Đặc biệt là vùng quanh mũi, trán, cằm và gò má.
  • Cổ: Bao gồm cả phía trước và sau cổ.
  • Lưng: Đặc biệt là vùng gần vai và dưới lưng.
  • Ngực: Đặc biệt là vùng ngực trên.
  • Cánh tay và Cánh chân: Bao gồm cả bên trong và bên ngoài của cánh tay và cánh chân.
  • Vùng nách: Vùng da dưới cánh tay có thể dễ bị viêm lỗ chân lông do tắc nghẽn.
  • Vùng bikini: Đây là vùng da nhạy cảm có thể bị viêm lỗ chân lông sau khi cạo hoặc waxing.

Có nhiều vị trí có thể bị viêm chân lông như lưng, ngực, mặt

(Ảnh: Có nhiều vị trí có thể bị viêm chân lông như lưng, ngực, mặt)

Trên đây là những chia sẻ nhằm giúp bạn nắm bắt về tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt là về căn bệnh viêm nang lông. Nếu bạn muốn cải thiện làn da thì hãy liên hệ để được tư vấn những sản phẩm phù hợp nhé!

Có thể bạn sẽ cần...
icon
zalo-img.png messenger