399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Đẳng sâm có tác dụng gì đối với cơ thể?

Trong khi người dân ưa chuộng sâm Hàn Quốc thì cả thế giới lại săn lùng đẳng sâm của Việt Nam.  Vậy đẳng sâm có tác dụng gì mà được thế giới săn lùng đến thế. Cách sử dụng đẳng sâm như thế nào? Đối tượng phù hợp và những lưu ý quan trọng trước khi sử dụng là gì. Giờ thì hãy cùng Hector Shop tìm hiểu cho rõ nhé!

Sở dĩ người dân Việt Nam ít biết đến đẳng sâm là bởi loại sâm này chưa được trồng và nhân giống phổ biến. Cách đây vài năm ở Kon Tum, một vùng quy hoạch với quy mô 10 hecta đã được triển khai nhân giống nhưng đến nay vẫn chưa đến tuổi thu hoạch, vẫn còn trong giai đoạn rút kinh nghiệm và phát triển sản xuất.

đẳng sâm có tác dụng gì cho sức khỏe

(Ảnh: Đẳng sâm có tác dụng gì đối với sức khoẻ?)

1. Vị thuốc đẳng sâm

Đẳng sâm hay còn gọi là đảng sâm hoặc hồng đẳng sâm là một loài thảo dược mọc dại, xuất hiện ở các khu vực miền núi từ phía Bắc vào đến tỉnh Lâm Đông của Việt Nam, trong đó vùng núi Ngọc Linh - Kon Tum được xem là nơi phù hợp nhất để đẳng sâm phát triển và có chất lượng tốt nhất. Với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ nên đẳng sâm đã trở thành một loại phương dược, một vị thuốc quý không chỉ với Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới được cả đông y và tây y công nhận.

Một số đặc điểm nhận dạng đẳng sâm:

  • Là loài cây thân thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn và thường mọc thành những cụm lớn.
  • Thân cây nhỏ, màu hồng tía hoặc tím sẫm, có lông thưa ở thân, ngọn không có lông, quấn leo vào những loài thực vật khác.
  • Lá cây có hình lưỡi mác, mặt trên có lông nhung màu xanh hơi pha vàng, mặt dưới màu trắng xám, mọc đối xứng với thân.
  • Hoa của cây đẳng sâm có màu xanh nhạt, ngả vàng, mọc riêng lẻ ở các ngách lá.

Hoa của đẳng sâm có màu xanh nhạt hơi ngả sang màu vàng

(Ảnh: Hoa đẳng sâm có màu xanh nhạt hơi ngả sang màu vàng)

  • Quả cây đẳng sâm có màu xanh đậm, hình chùy tròn, lúc chín thường nứt ra.
  • Củ đẳng sâm vị đắng, có màu nâu, mọc sâu dưới lòng đất khoảng chừng 50-70 cm nên khi đào cần phải đào sâu để không làm xây xát, ảnh hưởng tới củ.

Củ đẳng sâm là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong đông y bởi đây là thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của cây. Củ đẳng sâm ngâm rượu thường được sử dụng phổ biến nhất bởi mùi vị thơm ngon, dễ uống lại còn tốt cho sức khỏe. Cách ngâm rượu đẳng sâm cũng rất đơn giản, dễ dàng thực hiện.

Đẳng sâm được thu hoạch vào mùa đông lúc cây đã úa vàng và rụng lá. Sau khi thu hoạch thì cần rửa sạch cho hết đất cát rồi mới tiến hành bào chế để sử dụng. Có thể được bào chế bằng 2 cách:

Cách thứ nhất: Đẳng sâm thu hoạch về mang đi phơi ở nơi râm mát ( phơi âm can), lăn se sao cho vỏ dính vào phần ruột củ. Khi sử dụng, lấy 1 ít sao với đất hoàng thổ hoặc với cám cho đến khi sâm vàng đều thì bỏ đất hoặc cám đi chỉ lấy phần đẳng sâm để dùng.

Cách thứ hai: Rửa thật sạch đẳng sâm, sau đó ngâm ủ trong nước qua 1 đêm tới khi mềm thì bào mỏng khoảng 1-2 ly, để dược liệu khỏi nê tỳ và bớt hàn thì cần phải tẩm đẳng sâm qua nước gừng. Cuối cùng có thể tiến hành sao qua để dùng. Có thể dùng đẳng sâm ngâm mật ong để nâng cao công dụng với sức khỏe.

đẳng sâm ngâm mật ong

(Ảnh: Đẳng sâm ngâm mật ong rừng - sản phẩm chất lượng cao của Vinnate)

Củ đẳng sâm có thể lưu trữ lâu ngày bằng cách sấy khô, cất trữ trong túi chân không.


2. Đẳng sâm và rượu ngâm đẳng sâm có những tác dụng gì?

Đẳng sâm và rượu đẳng sâm có tác dụng gì mà lại có thể được xem như một loại thuốc quý như vậy? Các tác dụng của đẳng sâm đều được y học cổ truyền và hiện đại công nhận như:

2.1. Theo y học cổ truyền

Đẳng sâm có vị ngọt, tính bình. Tác dụng của đẳng sâm đã được khai thác từ lâu đời, sử dụng đẳng sâm có thể giúp:

  • Bổ tỳ, trị tỳ vị hư, sinh tân và chữa chỉ khát
  • Thanh phế, trị phế hư, ích phế khí.
  • Trị chứng khí huyết suy yếu, kiết lị, thoát giang.
  • Chữa tiêu chảy do tỳ hư, vàng da do huyết hư, rong kinh, suy nhược cơ thể, thiếu máu.

Dân gian thường dùng củ đẳng sâm để ngâm rượu. Đẳng sâm ngâm rượu có những tác dụng tốt của đẳng sâm nhưng lại kèm theo những tác hại của rượu, không nên lạm dụng.

2.2. Theo y học hiện đại

Y học hiện đại đã nghiên cứu được trong đẳng sâm chứa rất nhiều hợp chất quý hiếm như: Choline, Insulin, Alkaloid, Saponin,... khi vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng tốt cho sức khoẻ như:

  • Giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể, giảm mệt mỏi, giúp tỉnh táo, cân bằng hoạt động của vỏ não.
  • Kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm thiểu các tác nhân gây viêm loét dạ dày, ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn như  tụ cầu khuẩn, khuẩn đại tràng, trực khuẩn lao, giúp làm lành vết thương nhanh.
  • Hỗ trợ cho hệ tim mạch: Đẳng sâm giúp cân bằng huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
  • Ổn định đường huyết: Khi đường huyết, đẳng sâm sẽ nâng cao đường huyết lập tức đến mức cân bằng, giảm nguy cơ choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu do đường huyết thấp.
  • Tăng số lượng hồng cầu cũng như huyết sắc tố giúp da dẻ hồng hào, tràn đầy sức sống
  • Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan đến đường hô hấp.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi, an thần, giảm nguy cơ stress, trầm cảm.
  • Tăng tiết sữa mẹ, giúp bà mẹ sau sinh sớm phục hồi sức khỏe.
  • Giúp hệ tiêu hoá hoạt động khoẻ, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất từ thức ăn tốt hơn, hạn chế các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
  • Giúp hoạt huyết tốt, tăng cường tuần hoàn máu, hoạt huyết cho não, kiểm soát cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch hay máu nhiễm mỡ.

Như trên là lời đáp cho câu hỏi "đẳng sâm có tác dụng gì". Nếu thấy ở đâu có ghi nhiều hơn hoặc khuyến trương quá mức, bạn cần cân nhắc tìm hiểu kỹ hơn nếu việc sử dụng đẳng sâm có ảnh hưởng đặc biệt đến sức khỏe của bạn.

Tuy đăng sâm có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, nhưng rượu thì luôn có những tác hại. Người dùng không nên lạm dụng sử dụng nhiều rượu đẳng sâm.

Có thể bạn quan tâm: Đông trùng hạ thảo ngâm rượu có tác dụng gì?


3. Một số lưu ý thận trọng khi sử dụng đẳng sâm

Đẳng sâm là một vị thuốc quý trong dân gian, có tác dụng hỗ trợ người dùng phòng và chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng đẳng sâm đặc biệt cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Những món ăn và thức uống cần phải tránh sử dụng kèm với đẳng sâm là: lê lô, hải sản, củ cải, trà xanh.
  • Không tự ý điều chỉnh liều lượng, thêm vào bất kì loại thuốc nào trong bài thuốc.
  • Cần phải bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, đậy kín, tránh ẩm, tránh nóng để phòng sâu mốc thì đẳng sâm rất dễ bị sâu mọt.
  • Chọn mua đẳng sâm ở những nơi có nguồn gốc xuất xử rõ ràng, minh bạch, chất lượng ổn định.
  • Đẳng sâm chỉ là dược liệu, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Dù cho khi sử dụng đã cảm thấy tốt nhưng vẫn không nên lạm dụng.
  • Với người mắc đa bệnh đang dùng thuốc Tây để điều trị, nên hỏi ký kiến bác sĩ trước khi dùng vì có thể đẳng sâm sẽ tương tác với các thành phần của thuốc.

Củ đẳng sâm

(Ảnh: Củ đẳng sâm bổ ngang)

Để có thể tạo ra một bài thuốc chuẩn xác, chất lượng từ đẳng sâm có thể khiến bạn mất thời gian và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu, liều lượng hoặc có thể vô tình sử dụng kèm với những nguyên liệu không được sử dụng với đẳng sâm khiến công dụng của đẳng sâm bị giảm hoặc có thể gây ra các vấn đề tới sức khoẻ. Chính vì vậy mà việc sử dụng một sản phẩm đã được chế biến hoàn tất, sẵn sàng sử dụng sẽ vô cùng tiện lợi. Một khi đã nhắc đến sản phẩm từ đẳng sâm thì không thể không nhắc đến Nước đông trùng hạ thảo Hector Sâm - sản phẩm được chiết xuất từ đẳng sâm, đinh lăng, chùm ngây và đông trùng hạ thảo theo quy trình, quy chuẩn quốc tế.

Xem thêm: Những ai không nên dùng đẳng sâm?

Qua bài viết trên đây, Hector hi vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi đẳng sâm có tác dụng gì cũng như cách sử dụng và những lưu ý thận trọng. Đẳng sâm là một thành phần có trong sản phẩm Hector sâm, một sản phẩm chất lượng cao của Hector. Nếu muốn sử dụng đinh lăng một cách tiện dụng, hãy liên hệ với Hector để được tư vấn ngay nhé!

Xem thêm: Đông trùng hạ thảo có những tác dụng gì cho sức khoẻ?

Có thể bạn sẽ cần...

icon
backtop zalo-img.png messenger