Tác dụng thần kì của rau chùm ngây và những điều cấm kỵ
Dân gian ví von rau chùm ngây như "tổ yến thực vật" bởi có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất tốt cho sức khoẻ của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng người, không đúng thời điểm sẽ gây ra những tác hại vô cùng nghiêm trọng. Hãy cùng hiểu rõ về cây chùm ngây, những tác dụng cũng như cách sử dụng an toàn nhé!
Cây chùm ngây có đặc tính dễ trồng trên đất vườn, trồng trên chậu, sân thượng. Lá chùm ngây được sử dụng như một loại thực phẩm bổ dưỡng, dùng để nấu canh, bồi bổ sức khoẻ. Với sự phát triển của nền kinh tế, bột chùm ngây được sản xuất phổ biến, mang tính tiện dụng hơn.
(Ảnh: Cây chùm ngây được trồng theo mô hình sản xuất nông nghiệp)
1. Cây rau chùm ngây: Vị thuốc y học dân gian
Cây rau chùm ngây có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam nói riêng và trên nhiều quốc gia khác nói chung. Đây là một loại thực vật được trồng và sử dụng trên nhiều quốc gia với giá trị dinh dưỡng cao. Không chỉ có thể sử dụng để làm thực phẩm mà rau chùm ngây còn là một bài thuốc vô cùng tốt đối với sức khoẻ đã được dân gian sử dụng từ lâu đời và truyền lại qua các thế hệ.
Chùm ngây hay còn gọi với nhiều cái tên khác như là bồn bồn, cây cải ngựa, ba đậu dại, cây dùi trống, cây dầu bel,... là một loại thảo dược có nhiều công dụng, lợi ích tốt đối với sức khỏe. Chính vì vậy, mà nó đã trở thành một vị thuốc y học dân gian từ lâu đời nay. Một số đặc điểm để nhận cây diện chùm ngây là:
- Là loài cây thân gỗ, có chiều cao từ 5-10m ( tuỳ thuộc vào nơi sống), có vỏ dày, thân non có lông.
- Chia thành nhiều cành lá, lá kép mọc so le, đối xứng nhau, có màu xanh tươi mát.
- Hoa nhỏ, mọc thành cụm, thành chuỳ ở các kẽ lá, có màu trắng sữa, đài hoa có 5 răng, 5 tiểu nhị thụ xen với 5 tiểu nhị lép. Hoa có mùi hương thoang thoảng, mùa hoa thường vào khoảng tháng 1.
- Quả có hình dáng hơi giống đậu cô ve, dài 25-40cm, mọc treo thẳng xuống, dọc theo thân quả có các khía rãnh. Hạt có 3 cạnh, có cánh mỏng màu trắng bao quanh.
- Có xuất xứ từ vùng Ấn Độ và các vùng Nam Á nhưng ngày nay đã phát triển khá rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
- Ở Việt Nam, cây chùm ngây mọc phổ biến ở rất nhiều nơi, được trồng nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, Thanh Hoá.
- Rau chùm ngây đem lại giá trị kinh tế cao khi có công dụng cho cả chế biến thực phẩm lẫn sử dụng làm thuốc điều trị bệnh. Toàn bộ các bộ phận của cây chùm ngây đều có thể sử dụng.
- Có thể được sử dụng rau chùm ngây dạng tươi hoặc đem làm sạch rồi sấy lạnh hoặc phơi khô để bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên lưu ý khi bảo quản là phải bọc kín, để rau ở ngăn mát tủ lạnh và không nên để quá lâu bởi sẽ làm hao hụt chất dinh dưỡng của rau.
- Một số sản phẩm từ chùm ngây phổ biến là: trà, bột, viên uống chức năng, cốm dinh dưỡng…. Các sản phẩm có chứa chùm ngây trong thành phần được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.
Cây rau chùm ngây mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao, từ đó được dân gian ví như "tổ yến thực vật". Nếu so sánh giá trị dinh dưỡng của chùm ngây với các loại thực vật khác thì chùm ngây luôn là số 1. Cụ thể: hàm lượng canxi có trong chùm ngây gấp 4 lần so với sữa, vitamin C gấp 7 lần so với cam, kali gấp 3 lần so với chuối, vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt,...
(Ảnh: Giá trị dinh dưỡng từ rau chùm ngây luôn số 1 trong nhóm thực vật)
Không những có giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng và là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, Beta – carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics.... Chùm ngây vốn được sử dụng như một loại thuốc quý trong y học dân gian.
2. Những tác dụng đáng quý của thân và lá cây rau chùm ngây
Vừa là một loại thuốc quý trong y học, vừa là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cây chùm ngây bao gồm thân và lá mang lại cho người sử dụng những tác dụng như sau:
2.1/ Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Các gốc tự do sản sinh trong cơ thể có thể gây ra các bệnh ung thư, Alzheimer, nhân xơ,.. Trong rau chùm ngây có chứa các thành phần giúp chống oxy hoá, vitamin C, kẽm,...giúp ức chế sự phát triển không kiểm soát của các gốc tự do, ngăn ngừa khả năng ung thư.
Vào năm 2011, Tạp chí Thực phẩm và Chất độc hóa học đã đăng tải kết quả nghiên cứu về chùm ngây cho biết niazimicin có trong chùm ngây là một hợp chất có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn sự kết dính tạo thành tế bào ung thư.
2.2/ Tăng cường hoạt động chức năng gan
Những thực phẩm giàu chất béo luôn là món ngon được mọi người ưa thích nhưng ít ai biết đây lại là một áp lực rất lớn cho lá gan. Chúng tôi lại dẫn chứng cho bạn tin đây: Vào năm 2012, Das N, Sikder K và các cộng sự đã công bố một kết quả nghiêm cứu cho biết silymarin có trong lá chùm ngây có tác dụng làm tăng chức năng men gan và bảo vệ gan khỏi những tổn thương này.
2.3/ Hỗ trợ điều trị sỏi thận
Lá rau chùm ngây có tác dụng lợi tiểu, hoa cũng có thể được dùng làm thuốc lợi tiểu và thông mật. Việc sử dụng rau chùm ngây làm thực phẩm sẽ khiến những sỏi thận nhỏ bị phá huỷ, loại bỏ tinh thể hình thành nên sỏi thận, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị những trường hợp bị sỏi thận loại Oxalate.
2.4/ Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Rau chùm ngây có nhiều chất chống oxy hoá, giúp cơ thể giảm nồng độ cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, giúp lưu thông máu tốt, bảo vệ hoạt động chức năng cho hệ tim mạch khoẻ mạnh.
2.5/ Hỗ trợ điều hoà huyết áp
Isothiocyanate, Niaziminin và các hợp chất khác có trong chùm ngây giúp lưu thông đường huyết được tốt, chống tình trạng động mạnh dày lên gây cao huyết áp. Việc sử dụng rau chùm ngây làm thực phẩm có thể ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, giúp người đang bị cao huyết áp có huyết áp ổn định hơn.
2.6/ Điều trị táo bón
Lá chùm ngây có nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hoá, đường ruột khoẻ mạnh và phòng ngừa táo bón. Với những người hay bị táo bón thì nên sử dụng rau chùm ngây nấu canh sẽ rất tốt cho sức khoẻ. Một nghiên cứu cho biết các nhà khoa học đã chiết xuất dược chất từ hạt chùm ngây để tạo ra phương thức chuyên chữa các bệnh táo bón. Tuy nhiên ở Việt Nam ta thì chỉ sử dụng phần lá, phần hạt chỉ dùng để nhân giống.
2.7/ Ngăn ngừa thiếu máu và giảm lượng đường trong máu
Như trên thì chùm ngây ngăn ngừa bệnh cao huyết áp nhưng không gậy hạ huyết áp, chỉ ổn định ở mức cân bằng. Sử dụng rau chùm ngây sẽ giúp người dùng được bổ sung sắc, phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu. Các phân tích đo lường cho thấy hàm lượng sắt có trong chùm ngây cao hơn hẳn so với thịt bò. Kết quả phân tích cho thấy trong 100g bột lá khô có chứa đến 28mg sắt.
Bên cạnh tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, chùm ngây còn giúp hoạt huyết dưỡng não tốt.
2.8/ Phục hồi sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch
Chùm ngây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, vi lượng, giúp phục hồi sức khoẻ nhanh cho người ốm, người suy nhược cơ thể, người lao lực. Người cao tuổi ăn rau chùm ngây thường xuyên sẽ giúp hệ thống tiêu hoá hoạt động tốt, ăn ngon, ngủ ngon, cơ thể khoẻ khoắn.
Đồng thời, những hoạt chất chống oxy hóa, kẽm và vitamin C có trong lá chùm ngây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường, chống lại vi khuẩn, vi rút và các gốc tự do.
2.9/ Ngừa bệnh loãng xương
Lá chùm ngây chứa lượng canxi cao gấp 4 lần sữa, hàm lượng magie vô cùng dồi dào giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh loãng xương.
2.10/ Hỗ trợ làm đẹp
Rau chùm ngây chứa cytokinin, là một loại hormone giúp làm chậm quá trình lão hoá, thúc đẩy và kích thích tăng trưởng sinh sản tế bào, giúp da dẻ luôn trẻ trung, săn chắc. Ngoài ra, hoạt chất Isothiocyanate có trong chùm ngây còn có tác dụng ngăn chặn cơ thể hấp thụ chất béo, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
2.11/ Lợi sữa
Vào năm 2000, tại khoa Nhi thuộc Trung tâm y khoa PGH, Corazon P Estrella đã công bố một kết quả nghiên cứu cho thầy chiết xuất từ lá chùm ngây có thể giúp tăng hoặc thậm chí tăng gấp đôi số lượng sữa sản xuất ở phụ nữ cho con bú.
(Ảnh: Rau chùm ngây mang lại 11 tác dụng đáng quý cho sức khoẻ)
Qua phân tích và nghiên cứu cho thấy, thân cây chùm ngây phơi khô, thân tươi và lá chùm ngây đều có giá trị dinh dưỡng và tác dụng tương đương nhau. Tuy nhiên phần lá thì dễ được sử dụng như một loại ra nên trở nên phổ biến hơn.
Ở Việt Nam ta, việc chế biến món ăn từ rau chùm ngây cho mẹ sau sinh tăng tiết sữa thì không phổ biến bởi việc tìm mua rau chùm ngây có nhiều sự bất tiện, không dễ tìm. Với những chia sẻ như trên, chúng ta cũng có thể tin rau chùm ngây cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh phục hồi sức khoẻ, cải thiện tinh thần, từ đó hiển nhiên sẽ tốt cho tiết sữa. Rau chùm ngây không gây nhiệt, hoàn toàn có lợi cho sức khoẻ các bà mẹ sau sinh.
3. Những tác hại của cây chùm ngây cần lưu ý khi sử dụng
Hiện chưa có những kết quả nghiên cứu cho thấy cây chùm ngây ra những tác hại cụ thể nào. Tuy nhiên qua kinh nghiệm của dân gian đã cho thấy những tác hại của chùm ngây là vô cùng đáng ngại, cụ thể:
3.1/ Cây chùm ngây gây co bóp tử cung
Từ kinh nghiệm dân gian, người ta dùng vỏ cây chùm ngây, sắc lấy nước uống để phá thai. Vỏ cây chùm ngây gây co bóp tử cung mạnh, ảnh hưởng rất không tốt đến sức khoẻ của bào thai. Mặc dù ở Việt Nam người ta chỉ sử dụng lá chùm ngây nhưng tác hại cũng có thể tương tự. Chúng tôi khuyến nghị những chị em đang mang thai và cả trường hợp đang mong con, hiếm muộn tuyệt đối không sử dụng rau chùm ngây nhé!
3.2/ Không nên lạm dụng cho tiết sữa
Mặc dù chùm ngây giúp lợi sữa, tăng tiết sữa nhưng cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào cho thấy tính an toàn tuyệt đối. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng thiếu sữa cho bé, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé!
3.3/ Không nên lạm dụng dùng thường xuyên
Mặc dù chùm ngây chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khoẻ, phục hồi sức khoẻ và tăng kháng thể tốt. Nhưng bất kỳ một loại thực phẩm nào dù tốt mấy khi muốn sử dụng lâu dài nên cần cân nhắc về số lượng và tần suất sử dụng. Việc sử dụng rau chùm ngay thường xuyên có thể gây thừa chất, hoặc gây tương tác cho người đang sử dụng các thuốc Tây điều trị bệnh.
Rau chùm ngây quả thực là có rất nhiều công dụng thần kỳ đối với sức khỏe và an toàn với hầu hết mọi người, kể cả trẻ em. Chúng tôi hi vọng, qua bài viết trên bạn đã biết được cây rau chùm ngây có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng để tránh những tác hại đáng tiếc xảy ra.
- Thành phần dược liệu trong Hector Sâm
- Tâm sen có tác dụng gì? Uống nhiều mỗi ngày có tốt không?
- Thời gian chưng yến bao lâu thì ngon và không bị mất chất?
- Cây lạc tiên có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
- Bà bầu uống sâm được không? Lợi ích và rủi ro ra sao?
- Cordyceps và Cordyceps Militaris là gì? Cordycepin có tác dụng gì cho sức khỏe?
- Adenosine là gì? Tác dụng Adenosine trong đông trùng hạ thảo
- Những tác dụng đáng kinh ngạc của lá đinh lăng đối với sức khỏe
- Đẳng sâm có tác dụng gì đối với cơ thể?