Những tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe đáng kinh ngạc
Đinh lăng được mệnh danh là sâm cho người nghèo bởi giá thấp nhưng giá trị rất cao, có nhiều tác dụng đáng quý. Thế nhưng không phải ai cũng dùng được đinh lăng.

Tác dụng của lá đinh lăng

Đinh lăng có tác dụng gì trong việc điều trị bệnh lý? Mách bạn cách chế biến các bài thuốc hay từ lá đinh lăng, những kinh nghiệm mà ông bà ta đã ứng dụng bao đời nay.

Lá đinh lăng không còn là cái tên xa lạ đối với những người con đất Việt. Tuy nhiên, lá đinh lăng có những tác dụng gì, uống nhiều thì có hại cho sức khỏe không thì hiếm ai có thể trả lời được. Theo nghiên cứu từ y học, lá đinh lăng là dược liệu đa công dụng nên vì thế nó được xem như một loại thuốc quý trong việc cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh lý.

Hãy theo chân chúng tôi để tìm đọc ngay bài viết sau đây để có thể hiểu thêm được những công dụng mà lá đinh lăng có thể đem lại.

Cây đinh lăng

(Ảnh: Cùng tìm hiểu lá đinh lăng có tác dụng gì trong Y học cổ truyền?)

1/ Đinh lăng: Nhân sâm của người nghèo

Trong nền Y học cổ truyền, đinh lăng được xem như một loại dược liệu quý. Cây đinh lăng thuộc họ Nhân sâm, là một loại cây nhỏ, thân nhẵn và không có gai, chiều cao trung bình khoảng từ 0,8 - 1,5m.

Rễ cây có vị ngọt dùng để làm để chữa suy nhược cơ thể. Thân và cành thường dùng để chữa các chứng đau lưng, phong thấp. Trong đó đặc biệt lá đinh lăng được ưa chuộng nhiều hơn cả. Vậy lá đinh lăng có tác dụng gì trong y học và đời sống?

Lá đinh lăng mọc so le nhau và thuộc dạng lá kép lông chim. Lá thường xẻ dài hoặc ngắn với nhiều hình dạng khác nhau, lá chét có răng cưa nhọn, có mùi thơm đặc trưng khi bị vò nát.

Tại Việt Nam loài cây này được trồng khá phổ biến tại vườn nhà và trên nhiều loại đất, bởi khả năng tái sinh vô tính cao nên thường được trồng bằng cách giâm cành. Cây ưa ẩm nhưng không quá úng ngập, có thể chịu bóng và trồng được trên nhiều loại đất do có tính thích nghi cao.

Trong thành phần cây chứa nhiều nguyên tố vi lượng như Vitamin B1, Saponin, Tanin cùng các loại Acid Amin khác. Thế nên toàn bộ phận của cây đinh lăng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Đặc biệt, lá đinh lăng với người tiểu đường rất hiệu quả, nó hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh và giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn.


2/ Những tác dụng chính của lá đinh lăng

Những kinh nghiệm dân gian và kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, đinh lăng là vị thuốc quý, có tính mát, vị nhạt, hơi đắng và ít độc với nhiều chức năng riêng biệt. Lá đinh lăng có những tác dụng chính như sau:

  • Đầu tiên, phụ nữ đang trong giai đoạn trước và sau khi sinh có thể sử dụng dược liệu trên hạn chế được tình trạng tắc sữa. Bên cạnh đó, lá đinh lăng chữa thiếu máu, hỗ trợ mẹ sau khi vượt cạn rất tốt. Ngoài ra, đinh lăng có khả năng cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và em bé sơ sinh.
  • Tại nhiều nước Châu Á, lá đinh lăng chữa bệnh trĩ là một trong những bài thuốc thường được sử dụng. Chẳng hạn, người dân ở Malaysia sẽ sắc nhuyễn lá thành bột và tạo thành khối, sau đó xoa bóp quanh vùng bụng trước khi ngủ. Đây chính là phương pháp dân gian được truyền lại tại đất nước này.
  • Ngoài ra lá  đinh lăng còn có tác dụng đối với những người mắc phải những tình trạng liên quan đến chức năng gan, giúp lợi tiểu, giải độc cơ thể, làm mát gan và hạ sốt. Thành phần Alcaloid trong lá đinh lăng có tác dụng chữa tiêu hóa kém, bệnh kiết lỵ và tình trạng suy nhược cơ thể. Lá đinh lăng chữa đau khớp rất hiệu quả, khi giã cùng với muối sau đó đắp lên vết sưng đau để giảm các triệu chứng đau mỏi lưng, tê chân tay,...
  • Kinh nghiệm trong dân gian cũng truyền lại bài thuốc dùng lá đinh lăng trị ho, có thể là ho ra máu hoặc ho dai dẳng lâu ngày không khỏi. Theo đó, người bệnh cần sử dụng lá đinh lăng theo phương pháp cụ thể để hạn chế và cải thiện tình trạng bệnh mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí chữa trị.
  • Việc duy trì giấc ngủ ngon đối với những người đang ảnh hưởng nặng nề từ áp lực công việc là vô cùng quan trọng. Lá đinh lăng chữa mất ngủ và giúp cải thiện tinh thần nhằm nâng cao hiệu suất công việc.
  • Theo nghiên cứu tác dụng của lá đinh lăng trị mụn và dưỡng trắng da giúp hỗ trợ và làm sạch sâu từ bên trong, là một trong những người bạn đồng hành trong quá trình dưỡng da của chị em phụ nữ.

lá đinh lăng có tác dụng gì

(Ảnh: Lá đinh lăng trị mụn là giải pháp làm đẹp từ bên trong dành cho phụ nữ)

  • Cây đinh lăng còn có tác dụng chữa dị ứng và mề đay cho trẻ bằng cách đun lấy nước và cho trẻ sử dụng đều đặn đến khi nhận thấy các dấu hiệu không còn xuất hiện.
  • Bên cạnh đó lá đinh lăng chữa yếu sinh lý ở nam giới và có tác dụng hỗ trợ chữa một số chứng bệnh khác.

Ngoài những tác dụng chữa bệnh hiệu quả, đinh lăng còn là thành phần gia vị quen thuộc trong mâm cơm người Việt. Bên cạnh đó, ông bà xưa cũng hay dùng lá đinh lăng làm gối cho trẻ em. Lá này cũng có thể được sử dụng để nấu nước uống, hoặc phơi khô để bảo quản và bào chế thuốc.

Như trên là lời đáp ngắn gọn đầy đủ cho câu hỏi "lá đinh lăng có tác dụng gì". Ngay bên dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng một số bài thuốc từ lá đinh lăng.


3/ Một số bài thuốc từ lá đinh lăng

3.1/ Bài thuốc lá đinh lăng chữa bệnh tiêu hóa

Nếu bạn đang gặp một trong những tình trạng trên, hãy chắt phần nước đinh lăng khi nước đang còn ấm để uống.

Bên cạnh các công dụng thường thấy, dân gian còn hay dùng lá vối và đinh lăng chữa dạ dày. Trong đó, đinh lăng đặc biệt có công dụng chữa trị cho các chứng bệnh như khó tiêu, bụng đầy hơi, tiêu chảy và bệnh trĩ,...

Một típ bổ ích cho bạn để ngăn chặn các triệu chứng trên đó chính là sử dụng nước đinh lăng để thay cho nước lọc mỗi ngày, giúp giảm thiểu tình trạng đầy hơi và xì hơi nhiều ở người bệnh.

3.2/ Bài thuốc lá đinh lăng chữa đau lưng do yếu tố thời tiết

Điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau xương khớp ở người. Vào thời điểm này, những người ở độ tuổi cao niên sẽ thường xuất hiện những cơn đau dữ dội ở vùng lưng, làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc và chất lượng cuộc sống.

Lá đinh lăng chữa đau khớp rất hiệu quả. Bạn có thể đem nấu lá đinh lăng tươi cùng cam thảo và cúc tần để uống vào 3 buổi trong tuần, để căn bệnh có thể thuyên giảm nhanh chóng nhất có thể.

bài thuốc lá đinh lăng

(Ảnh: Lá và củ đinh lăng chữa đau lưng được dân gian lâu truyền bao đời nay)

3.3/ Bài thuốc an thần, trị mất ngủ, đau đầu

Theo y học, lá đinh lăng chữa mất ngủ và trị bệnh an thần cực kỳ hiệu quả. Thành phần của loại thảo dược này có chứa nhiều Saponin và các chất hoạt hóa vỏ não, giúp người trung niên có thể điều trị chứng mất ngủ hiệu quả.

Nếu sử dụng lá đinh lăng với liều lượng hợp lý mỗi ngày sẽ phát huy được tác dụng giảm đau đầu và tinh thần trở nên phấn khởi hơn khi ngủ ngon giấc hàng ngày.

3.4/ Bài thuốc ngăn ngừa và điều trị dị ứng

Nhắc đến câu hỏi lá đinh lăng có tác dụng gì thì phải nhắc tới việc điều trị dị ứng ở những người có cơ địa phản ứng lại với các kháng nguyên lạ. Vì vậy, uống lá đinh lăng để những hoạt chất trong lá sau khi đã được nấu, sẽ giúp giảm thiểu những triệu chứng như nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa và mề đay do dị ứng gây nên.

3.5/ Bài thuốc bồi bổ sức khỏe cho sản phụ

Liệu lá đinh lăng có tác dụng gì đối với sản phụ sau khi sinh? Do mất lượng máu lớn trong quá trình sinh nở, cơ thể phụ nữ thường bị suy yếu dần. Do vậy, uống nước được nấu từ đinh lăng sẽ cung cấp hàm lượng lớn chất dinh dưỡng, giúp các chị em tăng cường thể chất.

3.6/ Bài thuốc chữa tắc tia sữa

“Vị thuốc tiên” này còn hạn chế tình trạng tắc tia sữa sau giai đoạn vượt cạn. Lá đinh lăng lợi sữa, có tính mát và vị đắng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho các bà mẹ khi sử dụng chúng. Lưu ý rằng, sản phụ nên sử dụng xen kẽ, không được thay thế nước lọc bằng nước đinh lăng để trị tình trạng này.

lá đinh lăng chữa tắc tia sữa

(Ảnh: Lá đinh lăng chữa tắc tia sữa, hỗ trợ tiết sữa và mát sữa)

3.7/ Bài thuốc giảm đau tử cung, rối loạn kinh nguyệt

Nhiều người thắc mắc rằng, lá đinh lăng có tác dụng gì trong việc ổn định kinh nguyệt và loại bỏ các cơn đau thắt tử cung? Theo nghiên cứu, các hoạt chất trong lá đinh lăng sẽ cung cấp nhiều loại dưỡng chất, giúp tăng cường sức đề kháng và giảm tối thiểu các cơn đau ở vùng kín.

3.8/ Sử dụng lá đinh lăng để chữa trào ngược dạ dày

Lá đinh lăng có thể được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, nhưng không phải là một liệu pháp chữa trị chính. Lá đinh lăng có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm viêm, kích thích tiêu hóa và cung cấp sự thoải mái cho người bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều nghiên cứu khoa học cụ thể về tác dụng của lá đinh lăng đối với trào ngược dạ dày.


4/ Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về lá đinh lăng

4.1/ Huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không?

Theo Y học cổ truyền trong thành phần cây đinh lăng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng đáng kể cho những người bị cao huyết áp và tiểu đường.

4.2/ Người đau dạ dày có uống được la đinh lăng không?

Lá đinh lăng thường được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu các triệu chứng liên quan đến dạ dày như ợ nóng, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu bạn đau dạ dày hoặc có các vấn đề về dạ dày, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá đinh lăng hoặc bất kỳ loại thảo dược nào. Các bác sĩ sẽ có thể đánh giá tình trạng của bạn và hướng dẫn cụ thể dựa trên bệnh lý hiện tại và lịch sử sức khỏe của bạn.

4.3/ Người bị tiểu đường có uống được lá đinh lăng không?

Mặc dù lá đinh lăng mang lại những lợi ích tốt cho người bị tiểu đường, tuy nhiên với người bị tiểu đường đang dùng thuốc để điều trị thì nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Khi uống lá đinh lăng cùng với thuốc điều trị bệnh tiểu đường có thể gây tăng hoặc giảm tác dụng của một số thành phần có trong thuốc.

4.4/ Những người tuyệt đối không nên uống lá đinh lăng

Mặc dù lá đinh lăng thường được cho là an toàn và lành tính, nhưng vẫn có một số nhóm người nên hạn chế hoặc không nên uống lá đinh lăng. Dưới đây là một số trường hợp không nên uống lá đinh lăng:

  • Phụ nữ mang thai: Hiện nay trên thế giới, chưa có đủ thông tin nghiên cứu về tác động của lá đinh lăng đối với thai nhi. Tuy vậy, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng lá đinh lăng để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Hiện cũng chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu về tác động của lá đinh lăng đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bé, các chị em đang cho con bú nên hạn chế sử dụng lá đinh lăng để tránh tiềm ẩn nguy cơ cho trẻ nhỏ.
  • Người bị dị ứng với các thành phần hoạt chất có trong thân và lá đinh lăng cũng không nên uống lá đinh lăng.

4.5/ Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?

Mặc dù nước từ lá đinh lăng được cho là an toàn, việc uống nước lá đinh lăng hàng ngày vẫn cần được thực hiện theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Một số trường hợp có thể có phản ứng dị ứng hoặc tác dụng phụ khi sử dụng lá đinh lăng.

5/ Những người không nên uống la đinh lăng

La đinh lăng là một loại thảo mộc được sử dụng trong y học dân gian và đôi khi trong y học hiện đại với mục đích cải thiện và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều nên sử dụng nó. Dưới đây là danh sách những người không nên uống la đinh lăng:

  • Người mang thai: Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng các loại thảo mộc, bao gồm la đinh lăng. Việc sử dụng thảo mộc có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ thảo mộc nào, phụ nữ mang thai nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Người đang cho con bú: Mặc dù đinh lăng được cho là tốt cho tiết sữa, giúp mát sữa nhưng phụ nữ đang cho con bú cũng nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng la đinh lăng hoặc bất kỳ loại thảo mộc nào khác, vì các chất hoạt động có thể chuyển sang sữa mẹ và ảnh hưởng đến em bé.
  • Người có dị ứng hoặc quá mẫn cảm: Những người có tiền sử về dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần trong la đinh lăng nên tránh sử dụng nó.
  • Người có vấn đề về đường huyết: La đinh lăng có thể ảnh hưởng đến đường huyết, nên những người có vấn đề về đường huyết hoặc đang sử dụng thuốc điều trị đường huyết nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Người đang sử dụng thuốc khác: La đinh lăng có thể tương tác với một số loại thuốc, do đó, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng la đinh lăng để đảm bảo không xảy ra tương tác không mong muốn.

Nếu muốn sử dụng lá đinh lăng lâu dài, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có thể sử dụng an toàn lâu dài.

Xem thêm: Những tác dụng của đông trùng hạ thảo được y học công nhận.

Có thể bạn sẽ cần...
icon
zalo-img.png messenger