Cây lạc tiên là một vị thuốc sử dụng nhiều trong đông y để điều trị chứng mất ngủ, an thần, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, không phải bất cứ dược liệu tự nhiên nào dùng nhiều cũng sẽ tốt, đôi khi còn mang đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Để có thể tránh những tác dụng phụ đáng tiếc xảy ra, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn được rõ về những tác dụng của cây lạc tiên cũng như việc lạm dụng sử dụng nhiều hàng ngày sẽ có ảnh hưởng như thế nào?
Có thể có nhiều người đã biết đến cây lạc tiên, nhưng có nhiều người đã thấy nhưng lại không biết tên gọi là gì và hiệu quả như thế nào. Cây lạc tiên còn gọi là cây nhãn lòng, thường sẽ mọc hoang khá nhiều nơi vì đây là dòng dược liệu tự nhiên sinh sống thích hợp ở nhiều môi trường. Ngày nay cây lạc tiên cũng được nuôi trồng vì đây là một vị thuốc dân gian đông y tốt cho sức khỏe.
Cây lạc tiên thân leo, có nhiều tua cuốn, bên trong rỗng. Toàn cây có lông mềm, lá dài khoảng 7cm, rộng khoảng 10cm, chia thành 3 thùy nhọn, mọc so le. Hoa lạc tiên màu trắng, phần tràng hoa có màu tím nhạt. Qủa của cây lạc tiên tròn màu xanh, bao bọc bên ngoài lá bắc. Khi quả chín sẽ có màu vàng và ăn có vị ngọt thanh.
Hầu hết các bộ phận của cây lạc tiên đều sẽ sử dụng được, người ta thường hái và phơi khô để làm thuốc sắc lên uống. Khi uống nước cây lạc tiên sẽ thấy có vị đắng nhẹ, ngọt thanh và rất mát.
(Ảnh: Cây lạc tiên được mọc hoang dại, sức sống mạnh, không cần sự chăm sóc)
Cây lạc tiên từ lâu đã trở thành một vị thuốc trong dân gian để điều trị các bệnh rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, cơ thể mệt mỏi. Cụ thể những lợi ích khi sử dụng cây lạc tiên như sau:
Trong thành phần của cây lạc tiên có chứa chiết xuất alcaloid. Dưỡng chất này có thể kìm hãm sự hoạt động của cafein, từ đó giúp chúng ta có một giấc ngủ sâu, giảm thiểu lo âu, căng thẳng.
Hoạt chất flavonoid có trông cây lạc tiên có tác dụng giúp ổn định huyết áp, ổn định nhịp tim, hoạt huyết dưỡng não, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể giúp cho cơ thể luôn cảm thấy khoẻ mạnh, thoải mái, sảng khoái…
Trong lạc tiên có thành phần chứa hoạt chất chống co thắt và làm giãn các cơ trơn trong hệ thống khối cơ của cơ thể, do đó có thể giúp giảm các cơn đau tử cung dạng co thắt.
Hoạt chất kháng khuẩn trong lạc tiên cũng sẽ hỗ trợ đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm, kháng viêm và giúp hỗ trợ giảm đau xương khớp.
(Ảnh: Cây lạc tiên có tác dụng chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả)
Mặc dù cây lạc tiên là một loại dược liệu tự nhiên lành tính, nhưng cái gì dùng nhiều hoặc quá liều cũng sẽ nguy hiểm. Nếu như uống lạc tiên quá nhiều và không đúng mục đích có thể khiến cơ thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Như vậy, nếu muốn uống cây lạc tiên thì bạn cũng cần phải có những kiến thức cần thiết và cân nhắc trong việc bổ sung dưỡng chất từ cây dược liệu này. Nếu như đang điều trị kèm các loại thuốc tây khác cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để an toàn và đạt hiệu quả hơn.
Cả dân gian và hiện đại có rất nhiều bài thuốc hay từ cây lạc tiên. Cụ thể những bài thuốc dành cho các loại bệnh sẽ được phân chia như sau, bạn có thể tham khảo:
Cây lạc tiên có thể được sử dụng như một phương pháp tự nhiên để giúp chữa mất ngủ và cải thiện giấc ngủ. Dưới đây là một số cách sử dụng cây lạc tiên để hỗ trợ giấc ngủ:
Nhớ rằng hiệu quả của cây lạc tiên trong việc chữa mất ngủ có thể khác nhau đối với từng người. Nếu muốn dùng lạc tiên để chữa bệnh mất ngủ, giúp ngủ ngon thì nên sử dùng vào buổi chiều và buổi tối. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp cây lạc tiên, lá vông, lá dâu và tâm sen để nấu thành cao lỏng. Dùng trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể được an thần, giảm mệt mỏi, ngủ sâu giấc hơn.
Sử dụng 100 gram lạc tiên khô, nấu với 2 lít nước.
Có thể để nước sôi pha cùng nước lạnh vừa đủ để tắm, hoặc để nguội sau đó ủ lên vùng da bị ngứa.
Dùng khoảng 60 gram quả lạc tiên đem rửa sạch, sắc lấy nước.
Pha thêm chút đường và chia thành 2 lần uống trước bữa ăn.
Lấy khoảng 300 gram quả lạc tiên sau nạo hết ruột và ép lấy nước.
Hòa 200ml vào phần nước ép được cùng một chút đường
Có thể uống trực tiếp rất ngon mà lại hỗ trợ thanh lọc cơ thể
Sử dụng 500 gram cây lạc tiên, 200 gram hoa thiên lý và 100 gram lá khổ qua non
Mang tất cả đi sao vàng hạ thổ sau đó tán nhỏ thành bột
Trộn hỗn hợp bột mịn vào 50 gam đậu xanh đã rang chín và tán bột mịn.
Khi thành một hỗn hợp, lấy 2 đến 3 thìa hòa tan cùng 200ml nước sôi nguội và uống mỗi ngày sẽ giúp huyết áp ổn định.
Như đã nói, cây lạc tiên là dược liệu tự nhiên lành tính nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Vì thế các đối tượng sau đây nên cân nhắc trước khi uống cây lạc tiên:
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào cụ thể về việc các đối tượng trên uống cây lạc tiên sẽ gây nguy hiểm hoặc có tác dụng phụ. Nhưng để đảm bảo an toàn thì chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng.
Cây lạc tiên là thảo dược mang nhiều lợi ích nhưng không phải sử dụng nhiều sẽ tốt và không phải đối tượng nào cũng có thể dùng được. Để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe thì tốt nhất bạn cần phải hiểu rõ được tác dụng cũng như cách dùng hiệu quả.
Cây lạc tiên phơi khô để dự trữ và dùng dần cũng như dùng tươi đều được. Bạn có thể dùng lạc tiên, luộc làm rau ăn với cơm, và nước thì hoàn toàn có thể uống. Uống nước lạc tiên tươi vẫn mang lại cho bạn những tác dụng như trên.
Các chị em đang cho con bú nên không nên uống lạc tiên hoặc chỉ uống với số lượng ít, không duy trì liên tục. Hầu hết các cây lạc tiên đều mọc hoang dại, có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng từ nước tiểu động vật. Hơn nữa, việc sử dụng nhiều cây lạc tiên có thể gây rối loạn tiêu hoá hoặc tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Hiện chưa có tài liệu nghiên cứu chứng minh quả lạc tiên mang những lợi ích cũng như những tác dụng gì nào cụ thể. Tuy nhiên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng quả lạc tiên là món mồi ngon của các loài chim, chim ăn được thì chẳn hẳn con người cũng sẽ ăn được.
Những dược chất có trong cây lạc tiên không có ảnh hưởng đáng kể đến đường huyết, không gây ra khả năng tăng đường huyết và cũng không hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, người bị tiểu đường có thể sử dụng cây lạc tiên làm thức ăn hoặc uống trà lạc tiên bình thường.
Đối với những người có vấn đề về dạ dày và đau dạ dày, việc uống cây lạc tiên nên được thận trọng và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Mặc dù cây lạc tiên có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe, nhưng nó cũng có thể gây kích ứng hoặc gây tác dụng phụ đối với dạ dày nhạy cảm khi sử dụng nhiều và lâu dài. Nếu ăn hoặc uống lạc tiên một cách thỉnh thoảng, ảnh hưởng sẽ là không đáng kể, vẫn sử dụng được như người bình thường.
Cây lạc tiên chứa một loạt các hợp chất sinh học, bao gồm alkaloid và flavonoid, có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và dạ dày. Nếu bạn đang gặp vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày, dạ dày nhạy cảm hoặc bệnh lý dạ dày khác, việc sử dụng cây lạc tiên có thể không phù hợp hoặc cần được theo dõi tình trạng sức khoẻ kỹ lưỡng.
Cây lạc tiên không có tác dụng giảm cân trực tiếp. Tuy nhiên, lạc tiên có thể hỗ trợ quá trình giảm cân khi được sử dụng như một phần của chế độ ăn uống nhờ lạc tiên có chứa rất ít năng lượng . Dưới đây là một số điểm liên quan đến cây lạc tiên và việc giảm cân:
Tuy nhiên, để giảm cân hiệu quả, bạn không nên chỉ dựa vào duy nhất việc sử dụng cây lạc tiên. Bạn cần được kết hợp với chế độ ăn uống cân đối, tập luyện thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh. Hãy tạo ra một kế hoạch giảm cân toàn diện, thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng để có sự tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe và giảm cân an toàn.
Có 2 cách sử dụng cây lạc tiên phổ biến đó là:
Nếu bạn cảm thấy có sự bất tiền khi phải đi tìm cây lạc tiên để dùng, bạn có thể dùng những sản phẩm trà lạc tiên được chiết xuất cô đặc. Từ cây lạc tiên được tuyển chọn từ vùng nguyên liệu sạch, nhà máy sẽ tiến hành sấy khô, sau đó chiết xuất và cô đặc, đóng gói thành dạng gói hoặc túi nhỏ, rất tiện dụng.
(Ảnh: Trà cây lạc tiên được chế xuất cô đặc, tiện dụng)
Thảo dược có thể giúp cải thiện sức khỏe tiến triển tốt hơn nhưng cũng có thể làm cho cơ thể bạn xuống cấp nghiêm trọng nếu lạm dụng không đúng thời điểm. Với những chia sẻ như trên, chúng tôi hi vọng rằng bạn đã hiểu được rõ về cây lạc tiên có những tác dụng gì, những bài thuốc dân gian và cách sử dụng an toàn, hiệu quả.
Nguồn tin: DS. Đoàn Thị Hồng Thắm