Bất ngờ với những tác dụng của cây cát cánh theo Đông y

Cây cát cánh là loại dược liệu quý được dân gian sử dụng làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trước đây, cát cánh rất quý hiếm vì chỉ có thể tìm thấy ở các cánh rừng. Giờ đây, người dân đã nhân giống và trồng phổ biến ở các cánh rừng, làm nguyên liệu cho thuốc chữa bệnh.

1/ Đặc điểm nhận diện cây cát cánh

Cây cát cánh có nhiều tên gọi khác nhau như kết cánh, bạch dược, phù hổ, cánh thảo, mộc tiện,... Cát cánh cùng họ với hoa chuông với danh pháp khoa học campanulaceae và tên khoa học là platycodon grandiflorum. Cát cánh xuất xứ từ vùng Đông Bắc của châu Á và phân bổ chủ yếu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.

Đặc điểm nhận diện cây cát cánh

(Ảnh: Cát cánh là gì?)

Cát cánh là loại cây thân thảo sống lâu năm có chiều cao trung bình từ 60-90cm. Lá dưới cát cánh mọc vòng hoặc đối xứng, cây không có cuống, phiến lá hình trắng, mép lá có răng cưa to và lá trên thân mọc cách. Rễ cây củ nạc, bên ngoài có màu vàng nhạt. Hoa cát cánh có hình chuông màu xanh lam và 5 thùy ở mép, các thùy có gân nổi rõ ràng. Cát cánh thường nở hoa vào tháng 508, quả hình trứng ngược vào mùa tháng 7-9 hàng năm.

2/ Cát cánh có tác dụng gì?

Cây cát cánh có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau như Polygelin acid, Platycogenic acid, b-D-Glucoside, a-Spinasterol, a-Spinasterol, Methyl 2-O-Methyl Platyconate-A, Platycodin C, D, A,,... và chúng có những công dụng chính sau.

2.1/ Theo y học cổ truyền

Cây thuốc cát cánh có vị cay tính hơi ôn (Bản Kinh), vị đắng không có độc và tính bình (Dược Tính Bản Thảo), vị cay đắng và tính hơi ấm (Trung Dược Học). Theo Đông y, cát cánh có những tác dụng chính sau:

Công dụng chính của cát cánh

(Ảnh: Công dụng chính của cát cánh)

  • Thanh trừ hàn nhiệt, bổ máu, tốt cho thanh quản và ngũ tạng.
  • Chữa trị ho, long đờm, bổ phế, tiêu mủ.
  • Giảm đầy bụng và ứ huyết.

2.2/ Theo y học hiện đại

Trong y học hiện đại, cát cánh có những công dụng dược lý như sau:

  • Tác dụng nội tiết: Cát cánh có thể được sắc lấy nước để giảm đường huyết của thỏ, đặc biệt là với những con thỏ gây tiểu đường nhân tạo.
  • Chống nấm: Nước sắc từ cát cánh có thể ngăn chặn được hầu hết các bệnh trên da do nấm gây ra.
  • Saponin có trong cát cánh có khả năng giảm đau, giải nhiệt, kháng viêm, ức chế miễn dịch, an thần và chống viêm loét dạ dày.
  • Công dụng với hệ hô hấp: Sử dụng nước sắc từ cát cánh cho mèo và chó đã được gây mê có thể tăng tiết dịch ở niêm mạc phế quản. Do đó cây cát cánh có thể giúp long đờm và giảm ho hiệu quả.
  • Giúp chuyển hóa lipid: Cát cánh được sắc nước cho chuột uống giúp giảm cholesterol trong gan và thúc đẩy chuyển hóa cholesterol trong cơ thể.
  • Huyết học: Cát cánh chứa saponin có khả năng tán huyết mạch.

3/ Một số bài thuốc cát cánh giúp điều trị bệnh hiệu quả

Các bài thuốc cát cánh có thể ở dạng bột uống hoặc thuốc nước sắc,... tùy vào nhu cầu sử dụng, liều lượng từ 4-12gr. Sau đây là một số bài thuốc sử dụng cát cánh chữa bệnh hiệu quả.

Bài thuốc chữa bệnh của cát cánh

(Ảnh: Bài thuốc chữa bệnh của cát cánh)

  • Trị đau, sưng họng: Sử dụng 4gr cam thảo cùng 8gr cát cánh, sau đó đem tán thành bột uống hoặc sắc uống.
  • Trị đầy ngực nhưng không đau: Sử dụng cát cánh và chỉ xác với lượng bằng nhau. Đem sắc hỗn hợp với 2 chén nước cho tới khi còn lại một chén và uống ngay khi còn nóng.
  • Trị ho suyễn có đờm: Dùng nửa chén đồng tiện sắc cùng 60gr cát cánh đã được tán bột.
  • Trị thương hàn làm âm dương không điều hòa và đầy bụng: Sử dụng 5 lát gừng, 12gr cát cánh, 12gr trần bì, 12gr bán hạ. Đem sắc những vị thuốc trên cùng 2,5 chén nước cho tới khi còn 1 chén và sử dụng ngay khi còn ấm.
  • Trị ứ trong ruột do té ngã và lâu ngày không tiêu: Dùng cát cánh dạng tán bột uống cùng nước cơm mỗi lần 12gr.
  • Trị viêm cổ họng, sưng đau và hầu tý: Sắc 80gr cát cánh cùng 3 thăng nước sắc cho tới khi chỉ còn 1 thăng.
  • Trị phế ung làm đầy ngực, ho, khô họng nhưng không khát và người rét run: Sử dụng 40gr cát cánh cùng 80gr cam thảo sắc cùng 3 thăng nước cho tới khi còn 1 thăng. Sau đó chia phần thuốc thành nhiều phần sử dụng trong ngày.

Cát cánh và những bài thuốc hiệu quả

(Ảnh: Cát cánh và những bài thuốc hiệu quả)

  • Trị loét lợi và đau nhức chân răng: Dùng bột cát cánh trộn với nhục táo, sau đó vo thành viên to bằng hạt bồ kết. Rồi lấy bông bọc viên thuốc lại rồi ngậm thêm cùng với nước kinh giới cho tới khi khỏi hoàn toàn.
  • Trị đau bụng cho phụ nữ mang thai và đẩy tức ở ngực sườn: Dùng 40gr cát cánh tươi, giã cùng 1 chén nước rồi sắc cùng 3 lát gừng, uống khi nước thuốc còn nóng.
  • Trị đau mắt: Dùng 120gr hắc khiên ngưu đầu nhỏ cùng 1 thăng cát cánh, đem tán thành bột mịn, sau đó vo thành viên to bằng hạt ngô đồng. Sử dụng 2 ngày mỗi lần, mỗi lần dùng 40 viên và uống cùng với nước nóng.
  • Trị tiểu ra phân màu gan gà và trúng độc: Sử dụng cát cánh tán bột mịn. Mỗi lần dùng 12gr uống cùng rượu, ngày dùng 3 lần và duy trì trong 7 ngày. Ngoài ra cần ăn phổi, gan heo để bồi dưỡng cho cơ thể.

Ngày nay, người dân sử dụng cây cánh cánh chủ yếu để chữa bệnh ho, long đườm rất hiệu quả. Những bài thuốc khác thì thường được chỉ định bởi bác sĩ Đông y, người dân ít có đủ hiểu biết để tự ý sử dụng.

4/ Lưu ý khi sử dụng cát cánh

Những bài thuốc sử dụng cát cánh dưới dạng bột uống hoặc thuốc sắc thì chỉ nên dùng 12g/lần tùy vào mục đích sử dụng. Sau đây là một số lưu ý đối với người dùng khi sử dụng các loại thuốc có chứa cát cánh:

Những điều cần lưu ý khi dùng cát cánh

(Ảnh: Những điều cần lưu ý khi dùng cát cánh)

  • Người có tiền sử ho lao, ho mãn tính, ho khan ít đờm hoặc viêm phế quản nên hạn chế dùng cát cánh trong thời gian dài bởi có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Người bị viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày không nên dùng quá nhiều cát cánh.
  • Cát cánh kỵ với thịt lợn nên tuyệt đối không được sử dụng cùng thịt lợn khi uống cát cánh.
  • Người bị ho lâu ngày kèm theo máu không nên dùng cát cánh.

Có thể bạn quan tâm: Uống nước gì tốt cho phổi?

Qua đây, chúng tôi hi vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cát cánh có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng dược liệu này. Để sử dụng cát cánh an toàn, hiệu quả, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Có thể bạn sẽ cần...

icon
backtop zalo-img.png messenger