Các triệu chứng Covid được Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) phân loại theo 3 cấp độ đó là nhẹ, trung bình và nặng. Theo đó, 81% các bệnh nhân Covid chỉ gặp các triệu chứng nhẹ và trung bình và có thể tự điều trị và cách ly tại nhà mà không cần phải đến bệnh viện.
(Ảnh: Cần hiểu rõ các triệu chứng Covid để tâm lý vững vàng hơn)
Lúc này, bệnh nhân Covid F0 sẽ khó có thể nhận ra bản thân mình đã bị nhiễm nếu không xét nghiệm. Cơ thể bệnh nhân Covid lúc này vẫn chưa có biểu hiện nóng sốt, chưa có cảm giác mệt mỏi, ăn uống vẫn bình thường. Người bị nhiễm chỉ có cảm giác tương tự như bệnh cảm, họng bị đau nhẹ tương tự như viêm họng mà thôi.
Nếu thường xuyên tiếp xúc với vùng không an toàn hoặc từng tiếp xúc với người đã bị nhiễm Covid hoặc nghi nhiễm, người tiếp xúc cần được xét nghiệm sớm để kịp chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe trong những ngày tới.
Lúc này, người bệnh nhân Covid sẽ bắt đầu có cảm giác khó chịu hơn như đau đầu nhẹ, đau họng nhẹ, tiếng nói bắt đầu bị khàn, có thể bị tiêu chảy do virus đã xâm nhập vào dạ dày. Nhiệt độ cơ thể lúc này chỉ khoảng 36,5 °C, cảm giác ăn uống kém và chán ăn bắt đầu diễn ra.
Dù là có cảm giác chán ăn uống nhưng người bệnh hãy lưu ý nên ăn uống đầy đủ chất để vượt qua trong những ngày tới nhé!
Vào ngày thứ 5 sau khi nhiễm Covid, bệnh nhân vẫn chưa có triệu chứng Covid rõ rệt, vẫn chưa thể xác định được cơ thể đang bị nhiễm virus Corona hay chỉ là cảm sốt thông thường. Nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân Covid lúc này là khoảng 36,5 °C đến 36,6 °C, họng bị đau và khàn hơn, cơ thể bắt đầu mệt mỏi và uể oải, xương khớp tương tự như bị sốt thông thường.
Bệnh nhân Covid bắt đầu có triệu chứng sốt nhẹ, bắt đầu bị ho (có thể ho có đàm hoặc kho khan), có cảm giác bị đau họng mỗi khi ăn và nuốt, mất khứu giác (khả năng nhận biết mùi hương), có thể chảy nước mũi. Những triệu chứng kèm theo lúc này là các khớp xương ở tay chân, lưng bị đau lâm râm, bị tiêu chảy, bị buồn nôn và có thể nôn ói, toàn thân mệt mỏi, hít thở có thể khó khăn hơn.
Vào lúc này người bị nhiễm Covid sẽ gặp triệu chứng nặng hơn bao gồm sốt cao, nhiệt độ cơ thể sẽ khoảng 37,4 đến 37,8 °C, ho nhiều hơn, vẫn tiếp tục gặp tình trạng dễ nôn ói và tiêu chảy, đau đầu nặng hơn, khả năng khó thở đang diễn ra đòi hỏi bệnh nhân phải tăng tần suất hít thở và hít thở mạnh.
Nhiệt độ cơ thể tăng cao khoảng 38 °C hoặc hơn 38 °C. Biểu hiện khó thở diễn ra nặng hơn như thở khò khè, nhịp thở tăng cao, đau ngực, ho liên tục, toàn thân mệt lả đến mức lừ đừ, đau xương khớp, bệnh nhân Covid lúc này không còn muốn vận động. Dù vậy, các bệnh nhân F0 hãy cố gắng vận động nhẹ khi còn có thể nhé.
Sau 9 ngày bị nhiễm thì các triệu chứng Covid không phát sinh thêm mà chỉ chuyển biến nặng hơn. Bệnh nhân sẽ ho nhiều hơn, khàn nặng hơn đến mức có thể mất tiếng, thở gấp, hụt hơi, triệu chứng sốt diễn ra thất thường, tình trạng khó thở chuyển biến nặng.
(Ảnh: Phân biệt triệu chứng Covid với cảm cúm)
Lúc này, sức mạnh tinh thần vẫn là liều thuốc quý giá nhất. Nếu bạn đang là người chăm sóc bệnh nhân Covid F0 cách ly tại nhà hay tại bệnh viện, hãy động viện người bệnh cố gắng hít thở dù khó thở. Đối với những người già yếu có thể sẽ cần đến sự trợ giúp của máy thở. Tình trạng chuyển biến nặng có thể kéo dài đến 14 ngày hoặc lâu hơn. Đa số những người có chuyển biến nặng nhanh sẽ có thời gian điều trị ngắn hơn những người có chuyển biến bệnh chậm. Thời gian điều trị bệnh Covid có thể kéo dài đến 30 ngày hoặc hơn.
Xin lưu ý rằng, dù ban đầu bệnh nhân Covid có thể triệu chứng nhẹ, nhưng sau đó có thể chuyển biến nặng hơn và có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Việc nắm rõ những triệu chứng Covid này sẽ giúp cả người bệnh và người chăm sóc vững tâm lý hơn. Với những người đã được tiêm vaccine đầy đủ thì triệu chứng Covid sẽ nhẹ hơn, đa số đều gặp tình trạng chảy mũi nước.
Vẫn xin lưu ý thêm rằng, dù đã tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine, chúng ta cũng không nên chủ quan trong mọi tình huống tiếp xúc xã hội nhé.
Công văn số 6065/SYT-NVY của Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh ban hành ngày 27/8/2021 về việc hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân Covid F0 khi cách ly tại nhà đã cập nhật một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Bệnh nhân nhiễm Covid được cách ly tại nhà khi hội tụ đủ 3 điều kiện như sau:
Ngoài ra, bệnh nhân F0 còn phải có khả năng tự chăm sóc bản thân như tự ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân,... Đối với trẻ em hoặc người cao tuổi nên có 1 đến 2 người thân chăm sóc. Điều quan trọng hơn hết là bệnh nhân Covid cần phải dễ dàng liên hệ với người thân, bệnh nhân và thân nhân phải có sẵn số điện thoại liên hệ với "Trạm y tế lưu động" và "Tổ Covid dựa vào cộng đồng" tại địa phương, sẵn sàng gọi hỗ trợ khi cần thiết.
Cả bệnh nhân F0 cách ly tại nhà và người hỗ trợ chăm sóc cần tuân thủ tối thiểu những hoạt động như sau:
Mang khẩu trang thường xuyên (trừ khi ăn uống), thay khẩu trang mỗi ngày 2 lần, sát khuẩn tay và cồn mỗi khi thay khẩu trang, khẩu trang không sử dụng nữa phải được cho vào thùng rác có túi nilon đậy kín.
Thường xuyên sát khuẩn các bề mặt vật thể tiếp xúc như bàn ghế, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo, vật dụng khác,...
Đo thân nhiệt (và cả SpO2 nếu có điều kiện) tối thiểu 2 lần trong ngày hoặc khi có thay đổi triệu chứng như sốt cao, khó thở.
Khai báo y tế điện tử mỗi ngày.
Ăn uống đầy đủ chất, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các loại thuốc bổ khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Cố gắng vận động nhẹ hoặc tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày, mặc dù lúc này bệnh nhân rất uể oải và lười vận động.
Sẵn sàng liên hệ với Tổ phản ứng nhanh hoặc gọi đến tổng đài 1022 khi cần hỗ trợ. Hỗ trợ và hợp tác với Đội y tế lưu động và Tổ phản ứng nhanh để được thăm khám tại nhà. Trường hợp cần thiết, bệnh nhân Covid không nên cố gắng tự cách ly tại nhà mà nên đến các cơ sở điều trị chuyên biệt để được các bác sĩ theo dõi và hỗ trợ kịp thời.
(Ảnh: Cách ly tại nhà giúp giảm áp lực cho các cơ sở y tế)
Bệnh nhân nhiễm Covid không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian hay truyền miệng khi chưa được kiểm chứng. Hector Shop cũng thừa nhận một số bài thuốc dân gian đã mang lại hiệu quả thần kỳ đối với đa số người bệnh nhưng không phải phù hợp với tất cả mọi người. Mọi thông tin từ dân gian và truyền miệng nên chỉ mang tính chất tham khảo.
Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh đã có hướng dẫn như sau:
Các thuốc điều trị Covid khi cách ly tại nhà bao gồm: thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin bổ sung, dinh dưỡng, vi lượng, các thuốc y học cổ truyền đã kiểm chứng), thuốc kháng virus, thuốc kháng viêm Corticoid và thuốc kháng đông dạng uống trong một số trường hợp được chỉ định.
Thuốc kháng viêm Corticoid và thuốc kháng đông dạng uống được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng Covid sớm của suy hô hấp và chưa liên hệ được với Tổ phản ứng nhanh hỗ trợ kịp thời. Triệu chứng Covid sớm bao gồm cảm giác khó thở, nhịp thở trên 20 lần/phút hoặc SpO2 dưới 95%.
Về liệu lượng sử dụng thuốc Covid, bệnh nhân hoặc thân nhân chăm sóc F0 cách ly tại nhà nên liên hệ Đội y tế lưu động và Tổ phản ứng nhanh để được hướng dẫn rõ ràng nhất. Chúng tôi xin phép không trình bày chi tiết tại đây vì có thể sẽ khó hiểu hoặc gây hiểu nhầm đối với người xem.
Để vận hành được máy trợ thở đúng cách cần phải có bác sĩ hướng dẫn. Nếu chưa có kinh nghiệm sử dụng hoặc không có bác sĩ tại gia hỗ trợ, việc mua máy trợ thở là điều không cần thiết. Thay vào đó, bệnh nhân cần được chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất khi triệu chứng Covid trở nặng.
Các hiệp hội tim mạch, hô hấp, hồi sức cấp cứu,... trên thế giới hiện nay đang tiến đến những phương pháp đo nhịp thở, đếm mạch, đo nhiệt độ,... một cách đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Điều này sẽ hỗ trợ đáng kể cho việc chăm sóc F0 tại nhà được thuận lợi hơn.
Xin lưu ý rằng, việc đo nồng độ SpO2 bằng ứng dụng trên điện thoại di động không được công nhận và kết quả không đáng tin cậy. Hiện đã có nhiều nghiên cứu kiểm chứng các ứng dụng này trên cả IOS và Android đều cho kết quả chưa đáng mừng.
Khi cách ly tại nhà, thân nhân có thể phát hiện sớm những triệu chứng Covid đang chuyển biến nặng như sau:
- Đếm mạch: Đặt 3 ngón tay lên mạch chính ở cổ tay của bệnh nhân để đếm mạch và xác định kết quả:
- Đếm nhịp thở: Để đếm nhịp thở chính xác, bệnh nhân Covid cần được nằm nghỉ thư thái trong khoảng 5 đến 10 phút để ổn định nhịp thở, tránh cảm xúc lo lắng thất thường. Việc đếm nhịp thở đơn giản chỉ cần quan sát số lần nâng lên và xẹp xuống của lồng ngực bệnh nhân và xác định kết quả:
- Đo nhiệt độ: Sử dụng nhiệt kế bắn trán hoặc tai hoặc dùng nhiệt kế kẹp nách để theo dõi thân nhiệt của bệnh nhân Covid. Trong các phương pháp này, đo nhiệt độ ở tai là chính xác nhất. Đối với phương pháp kẹp nách, thời gian kẹp nách tối thiểu nên là 10 phút để kết quả được chính xác. Kết quả đo thân nhiệt sẽ được xác định như sau:
Khi thấy triệu chứng mặt tái, vã mồ hôi, môi và đầu ngón tay tím... là dấu hiệu chuyển biến nặng, đặc biệt nguy hiểm.
Khi nhịp thở từ 21 đến 25 lần/phút, mạch 100 đến dưới 120 lần/phút, mặt môi tái... cần cho bệnh nhân thở Oxy hoặc đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Khi bệnh nhân mệt lả, lơ mơ li bì, tím tái, thở hổn hển, co rút lồng ngực, người lớn thở trên 30 lần/phút hoặc dưới 10 lần/phút, mạch trên 120 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút hoặc khi không sờ thấy mạch của bệnh nhân thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Lúc này tính mạng của bênh nhân đang bị đe dọa.
Qua bài viết trên, Hector Shop hi vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hiểu rõ về các triệu chứng Covid và vững vàng tâm lý khi cách ly tại nhà nhé!
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế