Rối loạn tiền đình - Căn bệnh tưởng đơn giản nhưng nguy hiểm khôn lường
Rối loạn tiền đình được hiểu là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người bệnh mất kiểm soát về thăng bằng.
Rối loạn tiền đình được hiểu là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, thậm chí là mất kiểm soát về thăng bằng. Và chỉ những ai đã và đang sống chung với căn bệnh này mới thấu hiểu được những ảnh hưởng to lớn mà nó gây ra đối với sức khoẻ và cuộc sống của mình… Vậy hãy cùng chúng tôi nhìn lại tình trạng bệnh lý này để biết cách điều trị cho đúng nhé!
1/ Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiền đình là điều quan trọng nhất giúp bạn chọn đúng phương pháp điều trị bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng khó chịu mà rất rất nhiều người đang mắc phải, đặc biệt tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình:
Nguyên nhân tiền đình ngoại biên:
- Viêm dây thần kinh tiền đình: Do virus Zona, thủy đậu, quai bị,...
- Rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, tăng ure huyết, suy giáp…
- Các nhóm nguyên nhân khác: Phù nề vùng tai trong, viêm tai giữa cấp và mạn, dị dạng tai trong, chấn thương vùng tai trong, u dây thần kinh số VIII, sỏi nhĩ, say tàu xe,...
Nguyên nhân tiền đình trung ương:
- Thiểu năng tuần hoàn sống nền
- Hạ huyết áp tư thế;
- Hội chứng Wallenberg;
- Nhồi máu tiểu não;
- Xơ cứng rải rác;
Ngoài ra, rối loạn tiền đình còn có thể do các yếu tố di truyền và môi trường sống như ô nhiễm tiếng ồn, stress,... gây nên.
(Ảnh: Bệnh rối loạn tiền đình cần được chú ý và chữa trị kịp thời)
2/ Triệu chứng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình xuất hiện do quá nhiều nguyên nhân, tuy nhiên khi mắc phải bệnh lý này, nhìn chung người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như:
- Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng khiến người bệnh không thể giữ được thăng bằng và không thể bước đi được.
- Rối loạn thị giác như nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng,... là triệu chứng mà đa phần người bệnh gặp phải.
- Rối loạn thính giác như ù tai triệu chứng này gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Đối mặt với những triệu chứng nêu trên khiến người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng lo lắng quá mức, khó tập trung gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Tuỳ mỗi người ở mỗi giai đoạn khác nhau mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau, tuy nhiên khi bệnh càng nặng thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện những hoạt động đơn giản hàng ngày như ăn uống, sinh hoạt hoặc thậm chí sẽ gặp khó khăn khi bước ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng.
Sống chung với những triệu chứng này, với chúng tôi thật sự là một nỗi đau không nói thành lời mà những người bệnh đang gặp phải. Vì vậy, xin đừng thờ ơ nếu người thân mình đang phải đối mặt với chứng rối loạn tiền đình…
3/ Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, rối loạn tiền đình về cơ bản không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì đây sẽ là nguyên nhân tác động đến rất nhiều bệnh lý khác, thậm chí làm cho chúng trở nặng hơn. Đó có thể là:
- Chóng mặt, mất thăng bằng khiến người bệnh rất sợ phải di chuyển hoặc thậm chí không dám di chuyển, tình trạng này kéo dài khiến người bệnh đối mặt với hàng loạt bệnh lý do lười vận động như trầm cảm, huyết áp cao, loãng xương,...
- Rất nhiều cơn đau đầu bất chợt có thể xảy đến khiến người bệnh chao đảo mất khả năng tập trung khi làm việc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc và cuộc sống.
- Tình trạng chóng mặt kéo dài làm cho người bệnh rất dễ nóng giận, bực tức, thậm chí có thể mất tập trung khi tham gia giao thông…
Liệu rằng với những tình trạng nêu trên thì việc sống chung với chứng rối loạn tiền đình liệu có nguy hiểm hay không? Câu trả lời chắc chắn là có… Nếu đã biết là nguy hiểm, thì chẳng có lý do gì để chúng ta phải sống chung với chứng rối loạn tiền đình cả, mà thay vào đó hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay các cách điều trị phù hợp ngay bên dưới nhé!
Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ
4/ Lời khuyên cho người bị rối loạn tiền đình
Để chữa trị rối loạn tiền đình, hiện nay các bác sĩ sẽ căn cứ vào bệnh sử, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán liên quan để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung quá trình điều trị sẽ xoay quanh một số phương pháp như:
- Phương pháp 1: Sử dụng liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình nhờ các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt nhằm rèn luyện bộ não cách nhận biết, xử lý lại các tín hiệu từ hệ tiền đình.
- Phương pháp 2: Sử dụng một số bài tập chuyên biệt để giảm bớt căng thẳng đồng thời tăng cường vận động để cải thiện tuần hoàn não. Đây là một trong những phương pháp cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng.
(Ảnh: Vận động thân thể giúp đẩy lùi rối loạn tiền đình)
- Phương pháp 3: Thay đổi chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ kiểm soát tình trạng phù tích nội dịch thứ phát và chóng mặt liên quan đến bệnh đau nửa đầu (migraine).
- Phương pháp 4: Dùng thuốc đặc trị tuỳ theo mức độ của người bệnh đang ở giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (kéo dài liên tục).
- Phương pháp 5: Phẫu thuật là phương án cuối mà các bác sĩ có thể đưa ra nếu các phương pháp kể trên không mang lại hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Cách pha tim sen trị mất ngủ
5/ Rối loạn tiền đình có uống được sâm không?
Rối loạn tiền đình là một vấn đề sức khỏe có thể gây choáng váng, hoa mắt và sự tập trung không ổn định. Sâm là một loại thảo dược truyền thống, được cho là có tác dụng tăng cường sức khoẻ, ngủ ngon, giảm chứng rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về việc nó có thể điều trị rối loạn tiền đình. Nhiều trường hợp cho thấy người bị rối loạn tiền đình khi dùng sâm đã cải thiện sức khoẻ một phần, vẫn cần kết hợp thêm liệu pháp điều trị khác của bác sĩ.
Tin hay đáng xem ngay
- Xu hướng quà tặng Ba Mẹ, Ông Bà lớn tuổi và thăm người bệnh
- Đối tượng sử dụng Hector Sâm
- Công dụng của Hector Sâm
- 7 chế độ ăn uống lành mạnh dễ nhớ dễ làm từ chuyên gia
- Review 6+ Loại Đông Trùng Hạ Thảo Nhật Bản Đáng Mua Nhất
- Top 5 thương hiệu Đông trùng hạ thảo Hàn Quốc phổ biến nhất
- Ảnh đông trùng hạ thảo các loại qua các thời kỳ tiến hoá
- Top 3 Thương Hiệu Yến Sào Đông Trùng Hạ Thảo Đáng Mua Nhất
- 6 công dụng thật sự của trà atiso và 3 lưu ý cực quan trọng
- Lộ 13+ thảo dược tăng cường sinh lý nam người xưa giấu kín
Có thể bạn sẽ cần...