Ủ tóc collagen là gì? Cách ủ tóc collagen mềm mượt, bồng bềnh
Ngoài hỗ trợ nuôi dưỡng và làm trẻ hóa da, collagen còn có tác dụng dưỡng tóc suôn mượt và bóng khỏe. Ủ tóc collagen tại nhà là cách đơn giản và nhanh chóng để phục hồi mái tóc hư tổn trở nên bồng bềnh. Khám phá ngay các bước chi tiết và những lưu ý khi thực hiện phương pháp này.
1/ Ủ tóc collagen là gì?
Ủ tóc collagen là một phương pháp chăm sóc tóc bằng việc sử dụng các sản phẩm chứa collagen để cung cấp dưỡng chất cho tóc, giúp tóc mềm mượt, chắc khỏe từ sâu bên trong. Khi ủ tóc collagen, các phân tử collagen sẽ thẩm thấu sâu vào từng sợi tóc, hỗ trợ phục hồi hư tổn tóc, tăng cường độ ẩm và ngăn ngừa gãy rụng.
(Ảnh: Ủ tóc collagen giúp tóc phục hồi hư tổn, ngừa gãy rụng)
Ủ tóc collagen có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại các salon tóc, tùy vào nhu cầu của mỗi người. Nếu ủ tóc collagen tại nhà, bạn có thể mua sản phẩm có sẵn ở các cửa hàng mỹ phẩm hoặc sàn thương mại điện tử.
2/ Ủ tóc collagen có tác dụng gì?
Collagen chiếm khoảng 70% tổng khối lượng tóc, đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các sợi tóc lại với nhau. Khi chúng bị hư tổn, các liên kết protein trong tóc sẽ bị đứt gãy, khiến tóc trở nên khô xơ, dễ rụng, chẻ ngọn. Việc ủ collagen sẽ có tác dụng bổ sung collagen cho tóc, giúp hàn gắn các liên kết protein bị đứt gãy. Từ đó phục hồi cấu trúc tóc hư tổn và làm tóc mềm mượt, chắc khoẻ hơn.
3/ Có nên ủ tóc collagen tại nhà hay không?
Thay vì phải tốn một chi phí lớn và đặt lịch hẹn ở các salon để bọc collagen cho tóc, bạn có thể chọn cách ủ tóc collagen tại nhà. Đây là một giải pháp hiệu quả giúp tóc chắc khỏe và linh động thời gian một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần kiên nhẫn ủ tóc từ 2 - 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, cần lưu ý thực hiện đúng cách để tóc hấp thụ các dưỡng chất một cách tối đa.
(Ảnh: Việc ủ tóc collagen tại nhà giúp tiết kiệm chi phí và có được mái tóc chắc khỏe)
4/ Hướng dẫn cách ủ tóc collagen tại nhà đạt hiệu quả cao
Bạn có thể thực hiện ủ tóc collagen tại nhà bằng cách thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Gội sạch tóc bằng dầu gội để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên tóc. Điều này sẽ giúp các dưỡng chất trong sản phẩm ủ tóc collagen được thẩm thấu tốt hơn vào tóc. Sau đó, bạn tiến hành xả sạch lại với nước.
- Bước 2: Thoa đều kem ủ tóc collagen lên tóc từ chân đến ngọn, massage một cách nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm đều vào tóc.
- Bước 3: Dùng mũ trùm tóc để giữ nhiệt và ủ tóc trong khoảng 20 - 30 phút.
- Bước 4: Gội sạch tóc lại với nước lạnh để khóa ẩm và loại bỏ các dưỡng chất thừa trên tóc, giúp tóc không bị bết dính.
- Bước 5: Để tóc khô tự nhiên hoặc dùng máy sấy tóc ở chế độ mát để làm khô tóc sau khi đã ủ bằng collagen.
(Ảnh: Sấy tóc ở chế độ mát sau khi ủ tóc với collagen)
5/ Những lưu ý khi thực hiện ủ tóc collagen tại nhà
5.1/ Chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín
Bạn nên chọn dòng kem ủ tóc collagen của các thương hiệu uy tín với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chăm sóc tóc. Đặc biệt, sản phẩm cần có thành phần rõ ràng, quy trình sản xuất an toàn, đảm bảo mang lại hiệu quả tốt cho tóc. Đồng thời được kiểm định bởi các cơ quan như FDA hoặc Bộ Y Tế để đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
5.2/ Ủ tóc collagen với tần suất đều đặn
Nếu đang sở hữu mái tóc khô xơ, hư tổn nặng, bạn nên ủ tóc collagen 2 - 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Để đảm bảo mái tóc nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phục hồi và duy trì sự mềm mượt, bạn hãy thường xuyên thực hiện quá trình ủ tóc bằng collagen. Đặc biệt khi bước sang tuổi 30, lượng collagen tự nhiên trong cơ thể sẽ bị giảm đi nên cần bổ sung collagen cho tóc từ kem collagen ủ tóc hoặc bằng một số phương pháp khác.
(Ảnh: Nên ủ tóc collagen với tần suất đều đặn, khoảng 2 - 3 lần/tuần)
5.3/ Không tiếp tục ủ tóc collagen khi xuất hiện dị ứng
Dị ứng với sản phẩm ủ tóc collagen là một tình trạng không mong muốn, có thể gây ra các triệu chứng như:
- Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy,
- Mụn nước, mụn mủ,
- Khô da đầu, bong tróc da đầu,
- Đau rát da đầu.
Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu trên, hãy ngưng ủ tóc collagen ngay lập tức. Đồng thời làm sạch da đầu và tóc với nước lạnh. Sau đó, bạn hãy đến thăm khám tại các cơ sở Y tế, bệnh viện da liễu càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuyên môn điều trị kịp thời.
5.4/ Ủ tóc collagen đúng thời điểm
Thời điểm ủ tóc tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lúc này, bạn có thể thư giãn và tận hưởng thời gian chăm sóc tóc của mình. Ngoài ra, ủ tóc vào thời gian này cũng hỗ trợ các dưỡng chất trong sản phẩm ủ tóc thẩm thấu tối ưu vào tóc và da đầu. Trường hợp bạn quá bận rộn thì có thể ủ tóc collagen vào buổi sáng. Lưu ý rằng cần gội sạch tóc tránh bị bết dính.
(Ảnh: Buổi tối là thời điểm ủ tóc collagen mang lại hiệu quả tối ưu)
5.5/ Ủ tóc collagen với liều lượng cho phép
Liều lượng ủ tóc collagen phụ thuộc vào độ dài và độ dày của tóc. Thông thường, bạn nên sử dụng một lượng kem ủ tóc collagen bằng khoảng 2 lần lượng dầu gội thường dùng cho tóc. Bạn cần chia tóc thành nhiều phần nhỏ để dễ thoa kem ủ tóc collagen. Liều lượng kem ủ tóc collagen cho từng loại tóc như sau:
- Tóc ngắn (trên vai): Sử dụng khoảng 2 - 3 thìa cà phê,
- Tóc ngang vai: Sử dụng khoảng 3 - 4 thìa cà phê,
- Tóc dài qua vai: Sử dụng khoảng 4 - 5 thìa cà phê,
- Tóc dài quá ½ lưng: Sử dụng khoảng 5 - 6 thìa cà phê.
5.6/ Kết hợp các thực phẩm khác để có mái tóc mềm mượt
Bên cạnh sử dụng mặt nạ ủ tóc collagen, bạn hãy tích hợp việc bổ sung collagen từ bên trong thông qua các loại thực phẩm chức năng. Vì nếu chỉ bổ sung collagen từ bên ngoài sẽ không đủ để giữ cho mái tóc thật sự khỏe mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa collagen, vitamin E và vitamin C có thể giúp mái tóc trở nên bóng khỏe hơn và duy trì mức độ tăng trưởng lâu dài hơn so với bình thường.
Mái tóc khỏe đẹp chắc hẳn là niềm mơ ước của nhiều chị em. Việc ủ tóc collagen là một trong những phương pháp hiệu quả giúp phục hồi hư tổn và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Để lựa chọn được sản phẩm ủ tóc collagen phù hợp, bạn nên cân nhắc các yếu tố như loại tóc, tình trạng tóc và sở thích cá nhân. Các chuyên gia y tế khuyến khích bạn bổ sung collagen bên ngoài lẫn bên trong để không chỉ có mái tóc suôn mượt mà còn đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bản thân
- Các bước dưỡng da ban đêm và 4 nguyên tắc rất quan trọng
- Nhận biết dấu hiệu lão hoá da sớm để phòng và trị kịp thời
- Không trang điểm có cần tẩy trang không? Vì sao lại cần?
- Dùng kem chống nắng có cần tẩy trang không? Và vì sao?
- Các loại trái cây giúp đẹp da chống lão hóa trông thấy
- Tẩy trang nhiều có tốt không? Thời điểm & liều dùng chuẩn
- Có nên đắp mặt nạ nghệ sữa chua hàng ngày? Cần lưu ý gì?
- Tẩy trang không rửa mặt được không? Tác hại ra sao?
- Top 7 thực phẩm giàu vitamin C khuyên dùng cho mọi lứa tuổi
- Cách sử dụng mặt nạ ngủ SK-II đúng cách này mới hiệu quả