Những tác hại của đông trùng hạ thảo mà người bán chưa nói
Thông thường, bạn ít khi được người tư vấn bán hàng đề cập đến những tác dụng phụ cũng như tác hại của đông trùng hạ thảo. Bên cạnh những lợi ích từ loài nấm dược liệu này mang lại, chúng ta cần thấu suốt về các tác dụng phụ và tác hại để an tâm sử dụng cho bản thân và gia đình, tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ có thể xảy ra. Mời bạn cùng tìm hiểu kỹ lưỡng như dưới đây.
1/ Tóm tắt về đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo hay còn gọi là Viagra của Tây Tạng, là một loài nấm mà mùa đông là côn trùng và mùa hè trở thành hạ thảo. Với những lợi ích vô cùng đáng quý cho sức khoẻ đã được dân gian lưu truyền nhiều đời, cùng với đó là sự săn lùng khai thác tối đa và sự biến đổi khí hậu đã khiến loài nấm này trở nên vô cùng khan hiếm. Người giàu trên thế giới ngày càng nhiều, lượng cung không đủ cầu, hàng giả xuất hiện ngày càng phổ biến, đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam.
(Ảnh: Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên ngày càng khan hiếm)
Ở Việt Nam, các đơn vị nghiên cứu khoa học trong ngành nông nghiệp đã nuôi trồng nhân tạo loài nấm này thành công, tạo ra những sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo có chất lượng không thua kém nấm từ trong tự nhiên, chất lượng được kiểm soát ổn định và giá cả phù hợp với đại đa số người dân. Loài nấm đông trùng hạ thảo nuôi cấy này có tên là Cordyceps Militaris. Và đây cũng là loài nấm đông trùng hạ thảo được nhân rộng sản xuất tại Việt Nam, đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2/ Những tác hại của đông trùng hạ thảo có thể bạn chưa biết
Các tác hại của đông trùng hạ thảo được liệt kê bên dưới đây có thể sẽ xảy ra với một số đội nhất định hoặc một số tình trạng sức khoẻ nhất định, không phải xảy ra với hầu hết mọi người, cụ thể:
2.1/ Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Những người bị đau bao tử, viêm loét dạ dày, nếu uống đông trùng hạ thảo khi đói sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng như bụng cồn cào, khó chịu, có thể gây buồn nôn. Nếu gặp phải triệu chứng này, bạn nên dùng đông trùng hạ thảo sau khi ăn khoảng 1 giờ, tốt nhất là buổi sáng hoặc buổi trưa.
Thêm nữa, khi sử dụng nấm đông trùng hạ thảo không đạt chất lượng cao, nấm bị nhiễm vi sinh, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm lạ có thể sẽ gây buồn nôn hoặc tiêu chảy. Nấm đông trùng hạ thảo bị nhiễm vi sinh là do quá trình nuôi cấy không đảm bảo những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, mô hình sản xuất không khép kín, có sự can thiệp của con người. Nấm không đảm bảo chất lượng sẽ khó có thể nhận biết được bằng mắt thường.
Người bị đau dạ dày vẫn sử dụng được đông trùng hạ thảo bình thường với sản phẩm chất lượng và liều lượng phù hợp. Thời điểm uống đông trùng hạ thảo phù hợp cho người bị đau dạ dày là 1 giờ săn khi ăn sáng hoặc ăn trưa.
2.2/ Nguy cơ dị ứng với đông trùng hạ thảo
Một số ít trường hơp hiếm gặp, khi sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ bị dị ứng ngoài da, gây ngứa, nổi mẫn đỏ. Theo quan sát và thống kê cho thấy, rất nhiều người bị dị ứng với tôm, cá biển, hải sản nhưng không bị dị ứng với nấm đông trùng hạ thảo. Những người bị dị ứng với đông trùng hạ thảo thường có sức khoẻ kém, cần chú ý đến sức khoẻ của chức năng gan và thận.
Một số trường hợp bị dị ứng là do biểu hiện của quá trình thải độc cơ thể đang diễn ra. Độc tố được dung nạp vào cơ thể con người qua đường ăn uống và không khí sẽ được đào thải qua đường bài tiết, nước bọt, nước mũi, đườm, và qua da. Nếu cơ thể thải độc qua da, da bị nổi mẫn đỏ, người dùng nên ngừng sử dụng đông trùng hạ thảo một thời gian. Khi đã hết dị ứng, người dùng có thể tiếp tục sử dụng trở lại, và bị dị ứng thì lại dừng. Cứ thế vài lần thì gan và thận người dùng sẽ khoẻ, sẽ dùng được đông trùng hạ thảo suốt đời như người bình thường.
(Ảnh: Đông trùng hạ thảo có thể gây ra những tác hại trên một số đối tượng)
2.3/ Ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi
Một số trang "báo lá cải" cho rằng bà bầu hoàn toàn sử dụng được đông trùng hạ thảo. Điều này đúng nhưng không đảm bảo an toàn cho người mẹ và thai nhi. Ở giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối chu kỳ, người mẹ bầu tuyệt đối không nên dùng đông trùng hạ thảo. Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ thì cũng không nên dùng nấm đông trùng hạ thảo nếu không thật sự cần thiết.
Lúc này, người mẹ và thai nhi rất nhạy cảm, kháng thể rất không ổn định, những dược liệu hoặc thực phẩm mang tính chất quá bổ dưỡng đều không cần thiết và phải hết sức cẩn trọng trước khi dùng. Hơn nữa, nấm đông trùng hạ thảo có tính hàn, có thể gây ảnh hưởng đến thân nhiệt của mẹ và bé.
2.4/ Ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật
Đông trùng hạ thảo mang đến tác dụng làm loãng máu, chống hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, tai biến, đột quỵ,... Tác dụng này đi ngược lại với phản ứng của thuốc khi quá trình phẫu thuật xảy ra. Với những người phẫu thuật hoặc đang có vết thương hở lớn, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để máu dễ đông hơn, từ đó vết thương sẽ nhanh lành lặn hơn.
Với những người sắp phẫu thuật, bạn nên ngưng dùng đông trùng hạ thảo trước đó 2 tuần. Sau phẫu thuật, bạn nên chờ đến khi vết thương lành hẳn rồi hãy sử dụng trở lại.
2.5/ Làm kéo dài cơn sốt
Với những người đang sốt cao trên 39 độ C thì tuyệt đối không nên dùng đông trùng hạ thảo. Đông trùng hạ thảo có tính hàn, sẽ làm cho cơn sốt kéo dài lâu hơn so với bình thường. Không phải chỉ riêng đông trùng hạ thảo mà là tất cả những dược phẩm hoặc thực phẩm bổ dưỡng khác, người bị sốt cao thì không nên dùng. Lúc này, kháng thể rất không ổn định và rất nhạy cảm với mọi thực phẩm được nạp vào cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể đã hạ xuống dưới 38,5 độ C thì an tâm sử dụng đông trùng hạ thảo như bình thường, giúp phục hồi sức khoẻ nhanh chóng.
2.6/ Tương tác với các thành phần của thuốc
Với người mắc bệnh hoặc đa bệnh, đang phải điều trị bằng thuốc Tây, việc sử dụng cùng lúc đông trùng hạ thảo với thuốc Tây có thể sẽ xảy ra những tương tác, làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên dùng đông trùng hạ thảo cách giờ uống thuốc Tây 1-2 giờ.
2.7/ Gây suy gan và thận
Việc sử dụng đông trùng hạ thảo giá rẻ, kém chất lượng luôn tiềm ẩm nguy cơ nấm bị nhiễm vi sinh, bị mốc mà mắt thường không thể nhìn thấy. Người dùng nên chọn mua những sản phẩm đông trùng hạ thảo chất lượng cao, được đóng gói, được kiểm định chất lượng bởi những đơn vị có uy tín. Ở trên mỗi bao bì sản phẩm có ghi rõ liều dùng hằng ngày, người dùng nên tuân thủ để đảm bảo an toàn khi sử dụng lâu dài.
Không những thế, rượu đông trùng hạ thảo luôn có những lợi bất cập hại. Đông trùng hạ thảo thì có lợi cho sức khoẻ nhưng rượu thì có hại, không nên lạm dụng. Việc uống nhiều rượu đông trùng hạ thảo có thể gây hại cho gan, thận, hệ tim mạch, gây biến dạng tinh trùng dẫn đến vô sinh, gây mất ngủ và những ảnh hưởng không tốt về tâm sinh lý.
3/ Những nhận thức sai lầm thường gặp dẫn đến tác hại của đông trùng hạ thảo
3.1/ Chọn sản phẩm giá rẻ
"Mọi thứ đều có giá của nó" là câu nói mà dân gian thường hay truyền miệng và vẫn đúng cho đến ngày nay. Ở Việt Nam hiện nay, thị trường đông trùng hạ thảo đang rất phức tạp, gây ra không ít hoang mang cho người tiêu dùng. Những trại nấm đông trùng hạ thảo được hình thành vô vàn vạn kiểu. Từ những cơ sở nhỏ được hộ gia đình tự sản xuất tại nhà, đến các cơ sở nuôi trồng không khép kín, con người ra vào không theo nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến sản phẩm bị nhiễm vi sinh, hoặc bị nổi nấm mốc khi lưu trữ lâu.
(Ảnh: Đông trùng hạ thảo giá rẻ, ăn nhiều vẫn không thấy khoẻ)
Hãy chọn những sản phẩm chất lượng, nguồn gốc minh bạch, có nguồn nguyên liệu và nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn cao. Những sản phẩm giá rẻ thường sẽ không chứ nhiều dược chất, sẽ tương tự như nấm ăn hoặc nấm đông trùng hạ thảo được bán ở các nhà hàng, quán lẩu, tác dụng không đáng kể.
3.2/ Sử dụng không đúng liều lượng
Như trên có đề cập, việc lạm dụng đông trùng hạ thảo quá liều lượng trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ và tác hại đáng lo ngại. Trong những trường hợp thật sự cần thiết như cần tăng năng lượng nhanh (thi đấu thể thao, giải rượu), bạn có thể sử dụng liều lượng x3, x5 so với bình thường nhưng không được nhiều lần liên tục như thế.
3.3/ Sử dụng không đúng cách
Việc sử dụng đông trùng hạ thảo không đúng cách chẳng những làm mất đi tác dụng đáng quý mà còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như bụng cồn cào, buồn nôn, tiêu chảy, kéo dài cơn sốt, đặc biệt là gây mất ngủ. Một số trường hợp, khi dùng đông trùng hạ thảo vào buổi tối sẽ gây mất ngủ, khó ngủ. Một số trường hợp, dùng đông trùng hạ thảo vào buổi sáng sẽ gây dễ buồn ngủ, ảnh hưởng đến sự tập trung trong công việc.
Cách sử dụng đông trùng hạ thảo có thể sẽ không giống nhau ở từng người. Người dùng nên liên hệ để được tư vấn cụ thể, phù hợp nhất với thể trạng và bệnh lý (nếu có).
Có thể bạn quan tâm: Những tác dụng của đông trùng hạ thảo được công nhận
4/ Nâng cao hiểu biết để tránh tác hại của đông trùng hạ thảo
Như trên đã chia sẻ, bạn cần lựa chọn các sản phẩm đông trùng hạ thảo có chất lượng cao, sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Khi này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài mà không lo ngại tác dụng phụ hoặc tác hại xảy ra.
Xem thêm: Có nên uống đông trùng hạ thảo thường xuyên không?
Ở Việt Nam, Hector là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành sản xuất đông trùng hạ thảo đạt được chuẩn nhận HS GMP của Bộ Y tế. Hiện nay (tháng 4/2023), trên cả nước chỉ có 212 đơn vị đạt được chứng nhận này, đa số các các công ty dược phẩm. Không những thế, chúng tôi còn đạt được chứng nhận FSSC 22000 do Thuỵ Sĩ chứng nhận, có giá trị xuất khẩu trên toàn thế giới.
(Ảnh: Nhà máy đông trùng hạ thảo Hector tại Bình Thuận)
Các sản phẩm Đông trùng hạ thảo Hector khá đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Nấm đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa được đánh giá là sản phẩm chất lượng nhất hiện nay, sử dụng nguồn nấm chuẩn, quy trình sấy thăng hoa hiện đại đã tạo ra một sản phẩm có hàm lượng dược chất cao. Người tiêu dùng cho rằng sử dụng các sản phẩm là đáng đồng tiền bát gạo, bởi giá có hơi cao nhưng những lợi ích nhận được là vô cùng lớn.
- Trái nhàu ngâm đường để được bao lâu vẫn đảm bảo chất lượng
- Những tác dụng của trái nhàu ngâm rượu có thể bạn chưa biết
- Tác dụng của quả nhàu ngâm mật ong trong Đông y
- Công dụng của trái nhàu ngâm đường phèn đối với sức khỏe
- Cách ngâm trái nhàu đường phèn giữ trọn dưỡng chất
- Trái nhàu trị bệnh gì qua các bài thuốc dân gian
- Cách sử dụng trái nhàu tươi tốt cho sức khỏe và làm đẹp
- Hướng dẫn các cách ngâm trái nhàu tươi tại nhà
- Công dụng của trái nhàu trong y học cổ truyền
- Trái nhàu là trái gì? Tác dụng chữa bệnh của quả nhàu