Sự thật là có nên uống đông trùng hạ thảo thường xuyên không?
Đông trùng hạ thảo là loài nấm dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ con người. Với đối tượng phù hợp có thể uống đông trùng hạ thảo thường xuyên lâu dài, rất an toàn và tốt cho sức khoẻ. Một số trường hợp khác chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, khi thật sự cần thiết. Nếu bạn đang băng khoăn liệu bản thân mình có nên uống đông trùng hạ thảo một cách thường xuyên hay không thì hãy cùng xem kỹ nội dung bên dưới nhé!
1/ Những ai nên uống đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo dù có tốt mấy thì cũng không phải dành cho tất cả. Bên dưới đây là những đối tượng phù hợp để sử dụng:
(Ảnh: Đồng trùng hạ thảo lành tính với hầu hết đối tượng sử dụng)
- Người cao tuổi;
- Người trẻ tuổi đang ốm, cần phục hồi sức khoẻ (ngoại trừ trẻ em và đối tượng chống chỉ định sẽ được ghi rõ bên dưới);
- Người bệnh dùng thuốc Tây thường xuyên (ngoại trừ đối tượng chống chỉ định);
- Người thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ;
- Người khoẻ mạnh cần tăng cường kháng thể;
- Người cần tăng năng lượng cho công việc và cuộc sống áp lực cao;
- Người bị rối loạn nội tiết tố và sức khoẻ sinh lý yếu, muốn làm chậm quá trình mãn dục.
2/ Những lợi ích khi uống đông trùng hạ thảo thường xuyên
Về mặt y học, đông trùng hạ thảo được xem là thảo dược hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện. Chúng tôi sẽ bật mí một số tác dụng tuyệt vời của vị thuốc bổ quý này:
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó giúp tránh bị ốm vặt hay mệt mỏi rất hiệu quả.
- Hỗ trợ tăng lưu thông máu và oxy cho các cơ quan, góp phần ngăn ngừa các bệnh lý: Huyết áp, đột quỵ, xơ vữa động mạnh, tim mạch,...
- Điều trị thận hư, hạn chế suy giảm chức năng thận, giảm các tác dụng phụ của thuốc.
- Đông trùng hạ thảo cực tốt cho phổi nên thường được khuyến khích sử dụng cho những ai mắc bệnh lao phổi, hen suyễn.
- Mang đến làn da mịn màng, tươi trẻ, làm chậm quá trình lão hóa.
- Ổn định tinh thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ, giải tỏa căng thẳng lo lắng.
- Trong nấm đông trùng hạ thảo còn có chứa hợp chất Cordycepin với tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả.
(Ảnh: Đông trùng hạ thảo mang lại những lợi ích đáng quý cho sức khoẻ)
Để hiểu thật chi tiết, mời bạn tham khảo thêm bài viết những công dụng của đông trùng hạ thảo.
3/ Có nên sử dụng đông trùng hạ thảo thường xuyên không?
Trong loại thảo dược quý này chứa khá nhiều dược chất nên nhiều người băn khoăn có nên uống đông trùng hạ thảo thường xuyên không. Theo các bác sĩ, những đối tượng phù hợp có thể sử dụng đông trùng hạ thảo một cách thường xuyên và đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khoẻ. Tuy nhiên, người muốn sử dụng đông trùng hạ thảo thường xuyên cần phải hết sức lưu ý như sau:
- Không dùng quá liều lượng sẽ dẫn đến áp lực đào thải cho gan và thận.
- Sẽ dễ bị tình trạng tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn nếu sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, nấm bị nhiễm vi sinh hoặc bị nổi mốc.
- Khi có bệnh lý và đang điều trị bằng thuốc Tây thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Hãy chắc chắn rằng những hoạt chất có trong đông trùng hạ thảo sẽ không ảnh hưởng hoặc gây kích ứng với các thành phần của thuốc điều trị.
- Nên lắng nghe nhu cầu của cơ thể, sử dụng đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách, không nên lạm dụng.
- Xem kỹ những đối tượng không nên sử dụng đông trùng hạ thảo như bên dưới.
(Ảnh: Nên uống đông trùng hạ thảo thường xuyên một cách khoa học)
4/ Ai và khi nào không nên dùng đông trùng hạ thảo?
Dù đông trùng hạ thảo được xếp vào nhóm dược liệu lành tính, phù hợp với hầu hết mọi người nhưng không phải ai cũng dùng được. Sau đây là những đối tượng không nên dùng đông trùng hạ thảo tạm thời hoặc không dùng được suốt cuộc đời:
4.1/ Người sắp phẫu thuật hoặc vừa phẫu thuật có bệnh lý rối loạn máu đông
Đông trùng hạ thảo có tác dụng làm cho máu có độ loãng nhất định để phòng ngừa máu đông cục bộ gây tắc nghẽn mạch máu, phòng chống đột quỵ, tai biến. Khi phẫu thuật, các bác sĩ là sử dụng thuốc làm đông máu nhanh ở bộ phận phẫu thuật giúp vết thương nhanh lành hơn. Điều này mâu thuẫn với tác dụng của đông trùng hạ thảo mang lại, cụ thể là tác dụng chống máu đông.
4.2/ Người bị suy gan, thận giai đoạn cuối
Đông trùng hạ thảo tuy bổ gan và thận nhưng sẽ cần khả năng đào thải của gan và thận. Khi gan và thận đã suy yếu, việc dùng đông trùng hạ thảo thường xuyên sẽ cần đến ý kiến của bác sĩ.
4.3/ Người đang mắc bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn (autoimmune disease) là tình trạng trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và gây hại cho các tế bào và mô trong cơ thể như chúng đang tấn công một tác nhân ngoại lai. Dưới đây là một số bệnh tự miễn phổ biến:
- Bệnh lupus ban đỏ (Systemic Lupus Erythematosus - SLE): Đây là một bệnh tự miễn mạn tính ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể như da, xương, khớp, thận và tim.
- Bệnh viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis - RA): RA là bệnh tự miễn tấn công khớp, gây viêm nhiễm và hủy hoại các khớp và mô xung quanh.
- Bệnh bạch cầu tự miễn (Autoimmune Hemolytic Anemia - AIHA): Trong AIHA, hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào máu đỏ, gây thiếu máu.
- Bệnh viêm đa dạng cơ (Myasthenia Gravis - MG): MG là bệnh tự miễn tác động lên hệ thống thần kinh và gây suy giảm khả năng kiểm soát cơ bắp.
- Bệnh tăng sinh tuyến giáp (Graves' Disease): Đây là bệnh tự miễn dẫn đến tăng hoạt động của tuyến giáp, gây tăng sản xuất hormone giáp.
- Bệnh đa tâm tự miễn (Multiple Sclerosis - MS): MS tấn công hệ thống thần kinh trung ương và gây thiệt hại cho vỏ não và tủy sống, ảnh hưởng đến khả năng truyền tín hiệu.
- Bệnh viêm đa khớp dạng thấp (Systemic Sclerosis): Còn được gọi là bệnh scleroderma, bệnh này ảnh hưởng đến da, cơ và các cơ quan nội tạng, gây ra sự đổ vỏ và sự cứng đơ của các cơ bên trong.
- Bệnh viêm ruột không tự miễn (Inflammatory Bowel Disease - IBD): IBD bao gồm hai tình trạng chính là bệnh viêm ruột kết hợp và bệnh ruột non, là các bệnh tự miễn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Bệnh bạch cầu lạc đạn (Sjögren's Syndrome): Bệnh này tác động đến tuyến nước mắt và tuyến nước bọt, gây ra khô mắt và khô miệng.
- Bệnh tăng sinh tuyến vỏ thượng thận (Addison's Disease): Bệnh này tác động đến tuyến thượng thận và làm suy yếu sự sản xuất hormone thượng thận.
Ở người đang mắc bệnh tự miễn, khi dùng đông trùng hạ thảo sẽ phát huy tác dụng tăng cường kháng thể. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng tấn công những tế bào lành của cơ thể trở nên mạnh hơn, sẽ làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
4.4/ Người bị dị ứng với các thành phần có trong đông trùng hạ thảo
Người bệnh đang điều trị bằng thuốc Tây nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh xảy ra tương tác giữ các hoạt chất có trong đông trùng hạ thảo và các thành phần của thuốc.
4.5/ Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú rất nhạy cảm với các loại thuốc và dược liệu, nên thận trọng trước khi dùng.
4.6/ Trẻ em
Không chỉ riêng đông trùng hạ thảo mà bất kỳ các loại dược liệu nào khác, trẻ em chỉ nên sử dụng với liệu lượng rất ít và chỉ trong thời gian ngắn cần thiết, không nên lạm dụng.
4.7/ Người đang sốt cao
Đông trùng hạ thảo là loài nấm có tính hàn, khi người đang sốt cao trên 39 độ nếu sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ khó làm hạ cơn sốt.
Xem thêm: Phụ nữ uống đông trùng hạ thảo có tốt không?
5/ Một số lưu ý khi muốn dùng đông trùng hạ thảo thường xuyên
Bất kỳ một loại thực phẩm hay thực phẩm bổ sung nào cũng nên được sử dụng một cách khoa học, không nên sử dụng tuỳ tiện sẽ gây ra những tác dụng phụ. Nếu bạn muốn sử dụng đông trùng hạ thảo thường xuyên, hãy nắm rõ những lưu ý như sau:
- Sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc: Hiện nay trên thị trường Việt Nam, rất nhiều sản phẩm đông trùng hạ thảo kém chất lượng được sản xuất từ những cơ sở nhỏ, thậm chí được sản xuất tại hộ gia đình, không đủ điều kiện và thiết bị kiểm soát chất lượng dẫn đến nấm bị nhiễm vi sinh, dễ bị nấm mốc khi lưu trữ lâu ngày, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
(Ảnh: Nhà máy đông trùng hạ thảo Hector đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế)
- Sử dụng đúng liều lượng: Tuỳ vào thể trạng sức khoẻ ở từng thời điểm, người dùng cần sử dụng đúng liều lượng cần thiết, không nên lạm dụng quá nhiều.
- Sử dụng đúng thời điểm: Nên sử dụng vào buổi sáng, cơ thể sẽ hấp thu dược chất tốt hơn, cung cấp năng lượng cho cả ngày hoạt đồng và không lo ngại áp lực đào thải ở gan và thận vào buổi tối.
- Trái nhàu ngâm đường để được bao lâu vẫn đảm bảo chất lượng
- Những tác dụng của trái nhàu ngâm rượu có thể bạn chưa biết
- Tác dụng của quả nhàu ngâm mật ong trong Đông y
- Công dụng của trái nhàu ngâm đường phèn đối với sức khỏe
- Cách ngâm trái nhàu đường phèn giữ trọn dưỡng chất
- Trái nhàu trị bệnh gì qua các bài thuốc dân gian
- Cách sử dụng trái nhàu tươi tốt cho sức khỏe và làm đẹp
- Hướng dẫn các cách ngâm trái nhàu tươi tại nhà
- Công dụng của trái nhàu trong y học cổ truyền
- Trái nhàu là trái gì? Tác dụng chữa bệnh của quả nhàu