399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Cà gai leo có tác dụng gì, uống nhiều có tốt không?

Cà gai leo thật sự là cứu cánh cho lá gan trước những áp lực từ việc ăn uống và chế độ sinh hoạt không hợp lý của con người. Thực tế đã cho thấy cà gai leo có tác dụng vô cùng quý giá, những người mắc các bệnh lý ở chức năng gan đã sử dụng cà gai leo để hỗ trợ điều trị rất hiệu quả, và một số bệnh lý khác. Bên cạnh hiệu quả có được, nhiều người lo ngại rằng uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không, có gây bị tụt huyết áp không? Hãy cùng Hector Shop tìm hiểu rõ ngay sau đây nhé!

1/ Cà gai leo là cây gì trong y học

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae, là loại cây leo nhỡ, chia nhiều cành, có chiều dài trung bình từ 0,6 đến 1 mét. Ở một số địa phương, dân gian hay dùng tên gọi khác là cà gai dây, cà lù, cà bò hoặc cà vạnh. Ở Việt Nam, cà gai leo được trồng phổ biến ở miền Trung và một số tỉnh phía Bắc, chủ yếu trồng theo mô hình tự nhiên, cung cấp nguồn dược liệu sạch cho các cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền.

Về đặc điểm nhận dạng, lá của cà gai leo màu xanh, mọc so le, hình thuôn dài hoặc hình trứng,  những chiếc lá ở gần gốc sẽ có hình lưỡi rìu, mặt dưới của lá có nhiều lông, mặt trên lá có nhiều gai. Quả của cà gai leo là quả mọng, bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính của quả dao động từ 7 - 9 mm. Hạt cà gai leo màu vàng nhạt, kích thước 3 x 2 mm. Cành lá của cà gai leo xoè rộng.

Cà gai leo là cây gì, có tác dụng gì

(Ảnh: Nhận dạng cây cà gai leo được trồng ở Việt Nam)

Về chu kỳ sinh trưởng, mùa ra hoa của cây cà gai leo là từ tháng 4 đến tháng 9, ra kết quả vào tháng 9 đến tháng 12. Về khai thác lợi ích dược liệu, người ta thường dùng cành và lá để làm một số phương thuốc chữa bệnh.

1/ Những tác dụng của cà gai leo được công nhận

Nhiều người lựa chọn uống cà gai leo với mục đích điều trị về các bệnh liên quan đến gan. Tuy nhiên đây lại là một thành phần đông y mang đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà bạn chưa biết đến. Có thể nói toàn bộ cây cà gai leo được bao gồm thân, lá, rể, hoa và quả đều có giá trị sử dụng. Lá và rễ của cây cà gai leo có nhiều dược chất tốt sức khỏe như: Solamnia A, Solamnia B, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, Glycoalkaloid, Cholesterol, Dihydro lanosterol... Ở thân cây thì có nhiều dược chất như Saponin, Flavonoid,  Tterol, Axit amin, Alkaloid,... Vậy, cà gai leo có tác dụng gì cho sức khoẻ? Hãy cùng Hector Shop điểm danh từng tác dụng cụ thể nhé!

1.1/ Điều trị các bệnh về gan

Đúng thực sự cà gai leo có thể điều trị các bệnh về gan như viêm gan B mạn tính, viêm gan do virút gây ra, xơ gan, hỗ trợ điều trị ung thư gan, giải độc cho gan, giảm các tổn thương ở gan do oxy hoá gây ra, kích thích quá trình tái sinh tế bào gan. Với các thành phần hoạt chất hỗ trợ ngăn ngừa và làm chậm phát triển của xơ gan nên cà gai leo được xem như vị thuốc không thể thiếu trong đông y.

Trích dẫn từ kết quả của 2 dự án nghiên cứu: “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của cà gai leo trên mô hình gây xơ gan được thực nghiệm” và “Nghiên cứu công dụng trên collagenase của cà gai leo” của  Viện Dược liệu Trung ương cho biết: "Cà gai leo là dược liệu có công dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt".

Bên cạnh đó, cà gai leo còn giúp kích thích sự hồi phục tế bào gan, chống viêm và hạ men gan rất tốt. Mặc dù chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh cà gai leo có tác dụng phụ, nhưng để an toàn và sử dụng có hiệu quả thì tốt nhất nên có hàm lượng vừa đủ, đáp ứng được đúng nhu cầu mà cơ thể đang cần.

Với các chị em phụ nữ, làn da tươi sáng và hồng hào tự nhiên là do lá gan khoẻ mạnh. Do đó, ngoài việc chăm sóc da từ spa và sử dụng các loại mỹ phẩm, các chị em nên sử dụng cà gai leo định kỳ để bảo vệ sức khoẻ lá gan nhé. Cà gai leo có tác dụng tốt cho lá gan cũng là tác dụng nổi bậc nhất được thực tiễn công nhận.

1.2/ Chống ung thư

Một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy cà gai leo có tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virus như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung... Hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm, ngăn chặn sự hình thành khối u gây ung thư. Người cần sử dụng cà gai leo cho tác dụng phòng chống ung thư có thể áp dụng theo phương thức sau:

  • Sử dụng 30g cà gai leo, 10g dừa cạn và 10g diệp hạ châu.
  • Sao vàng tất cả rồi sắc nước uống vừa uống.
  • Uống mỗi ngày 1 liều trình thế này, thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Cà gai leo có tác dụng gì

(Ảnh: Cà gai leo khô có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ)

1.3/ Sử dụng cà gai leo chống hen suyễn

Bệnh hen suyễn khá thường gặp và có rất nhiều cách điều trị. Trong đông y các dược liệu điều trị bệnh này không khó tìm, nhưng cà gai leo vẫn được lựa chọn nhiều vì nó nổi bật với công dụng điều trị bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là hen phế quản.

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất của cà dây leo giúp ổn định tế bào mast - tế bào này có vai trò quan trọng trong sản xuất các hóa chất trung gian gây co thắt đường thở trong bệnh hen phế quản.

1.4/ Chữa phong thấp

Cà gai leo còn có tác dụng chữa phong thấp, nhất là đối với tình trạng bệnh của người cao tuổi. Trong cà gai leo có thành phần hóa học chính là Alkaloid, tinh bột, Flavonoid trong rễ và dây giúp trị phong thấp, sâu răng, đau lựng, đau nhức gân xương hiệu quả.

1.5/ Chữa đau nhức xương khớp

Ngoài ra cà gai leo còn mang đến công dụng tốt cho sức khỏe xương khớp. Nếu như gặp các vấn đề như đau nhức xương khớp, nhức mỏi chân tay, tê bì chân tay thì có thể uống cà gai leo để giúp cân bằng dịch tiết và xương khớp được hoạt động tốt hơn.

1.6/ Chữa ho gà

Trong dân gian cà gai leo được sử dụng rất nhiều để chữa bệnh về gan, tuy nhiên nó còn có thể sử dụng để điều trị bệnh ho gà. Sử dụng thường xuyên với hàm lượng đủ sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm rất nhiều lần.

1.7/ Chữa rắn cắn

Có khá nhiều bài thuốc từ cà gai leo, trong đó cà gai leo cũng được sử dụng để giảm đau và đào thải chất độc khi bị rắn cắn. Qua nhiều trường hợp khi sử dụng dược liệu này để đắp lên vết thương do rắn cắn có thể cầm máu và giúp ngăn ngừa nguy hiểm đến tính mạng.

1.8/ Chữa cảm cúm

Cà dây leo chứa các hoạt chất chính flavonoid và alkaloid và khả năng kháng khuẩn hiệu quả giúp điều trị cảm cúm, chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

2/ Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không

Mặc dù cà gai leo mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và không có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy tác dụng phụ của loại dược liệu này. Tuy nhiên, trong thực tế, bất cứ vị thuốc nào khi sử dụng nhiều đều sẽ không mang đến hiệu quả, mà thay vào đó có thể sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc, dư thừa dược chất. 

Chính vì thế bạn chỉ nên sử dụng ở một liều lượng nhất định, đều đặn và đủ với nhu cầu mà cơ thể đang cần. Không phải cái gì dùng nhiều sẽ tốt, thay vào đó hãy có một liệu trình hợp lý hoặc cần phải tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ đông y để có liều lượng phù hợp với bệnh lý của mình.

uống nhiều nước cà gai leo có tốt không

(Ảnh: Không nên lạm dụng quá nhiều cà gai leo thường xuyên)

Có thể bạn quan tâm: Uống đông trùng hạ thảo thường xuyên có tốt không?

3/ Uống cà gai leo có bị tụt huyết áp không?

Không có nghiên cứu nào chứng minh cà gai leo sẽ gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Việc uống nhiều cà gai leo cũng sẽ không gây tụt huyết áp và người bị huyết áp cao hay huyết áp thấp vẫn có thể sử dụng được.

Tuy nhiên nếu như người bị huyết áp thấp lo sợ khi uống cà gai leo thì khi uống có thể thêm vài lát gừng để giúp ổn định và rất tốt cho huyết áp. Đồng thời, người bị huyết áp thấp nên sử dụng cà gai leo khi đang ăn no, tránh dùng khi đang đói vì có thể gây mệt, mất sức.

4/ Uống cà gai leo có hại dạ dày không?

Cà gai leo chẳng những không gây hại dạ dày mà còn làm giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày nhờ tác động từ các acid amin, chất chống oxy hóa từ loại dược liệu này. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày nên chọn loại cà gai leo sạch, tìm mua ở những nơi có uy tín, hoặc tốt nhất là nên chọn những sản phẩm đã được đóng gói và kiểm định chất lượng bởi những đơn vị có uy tín.

5/ Uống cà gai leo có hại thận không?

Từ những tác dụng và tác dụng phụ do các hoạt chất có trong cà gai leo mang lại, có thể nhận định việc uống cà gai leo sẽ không hại cho thận. Cà gai leo là một loại thảo dược tự nhiên được sử dụng từ lâu đời để hỗ trợ sức khỏe và vẫn rất giá trị cho đến ngày nay. Cà gai leo chẳng những không gây tác động tiêu cực đến chức năng thận mà còn có thể giúp cân bằng hệ thống thận và tăng cường chức năng thận. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ vấn đề về sức khỏe hoặc có lo ngại cụ thể liên quan đến thận, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng cà gai leo lâu dài.

Có thể bạn quan tâm: 4 chức năng của thận đang kêu cứu ít người biết

6/ Quả cà gai leo có ăn được không?

Như trên, quả cà gai leo được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh, có nhiều tác dụng tương đương với các bộ phận khác trên cây. Quả cà gai leo có thể ăn được khi chín nhưng không có vị ngon như trái cây. Tuy nhiên, với những trường hợp có thể dị ứng nên cân nhắc trước khi sử dụng.

7/ Những ai không nên uống cà gai leo?

Mặc dù cà gai leo là một loại thảo dược tự nhiên có nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nên hạn chế uống cà gai leo. Dưới đây là một số người không nên uống cà gai leo:

  • Phụ nữ mang thai: Nếu bạn đang mang thai hoặc đang dự định mang bầu, nên tránh uống cà gai leo hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Phụ nữ cho con bú: Nếu bạn đang cho con bú, hãy tránh uống cà gai leo vì không có đủ dữ liệu để xác định an toàn cho em bé.
  • Người có tiền sử dị ứng: Nếu bạn đã từng có phản ứng dị ứng đối với các thành phần trong cà gai leo, hạn chế sử dụng nó để tránh nguy cơ dị ứng.
  • Người bệnh phải dùng thuốc Tây thường xuyên: Nếu bạn đang sử dụng thuốc Tây thường xuyên để điều trị bệnh, đặc biệt là thuốc trị bệnh mãn tính thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cà gai leo để đảm bảo không tương tác không mong muốn giữa thuốc Tây và cà gai leo. Cụ thể, cà gai leo có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, ở những mức độ khác nhau tuỳ vào bệnh lý và thành phần của thuốc.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Không nên dùng cà gai leo.

Để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa lợi ích của cà gai leo, luôn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng, đặc biệt khi bạn thuộc vào một trong những nhóm trên.

Có thể bạn quan tâm: Những người không nên dùng sâm ngâm mật ong

5/ Những lưu ý gì khi uống nước cà gai leo

Để sử dụng dược liệu này hiệu quả, đem lại tác dụng chữa bệnh cao và hạn chế những điều không mong muốn xảy ra người bệnh cần lưu ý:

  • Sử dụng đúng liều lượng và mục đích.
  • Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi muốn kết hợp với các loại thuốc điều trị khác.
  • Người huyết áp thấp không nên sử dụng khi đói.
  • Lựa chọn dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, nơi trồng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng đảm bảo.

Nếu muốn sử dụng cà gai leo vì tác dụng bảo vệ sức khoẻ hằng ngày, người dùng chỉ nên sử dụng khoảng 30g đến 50g cà gai leo khô, sắc với 1,5 lít nước thành trà rồi uống thay nước. Cà gai leo khô được sử dụng tốt nhất trong điều kiện khô ráo, không bị ẩm mốc, không sử dụng hoá chất bảo quản.

Nếu việc tìm mua cà gai leo khô và đun nước uống không thuận tiện, bạn có thể tìm mua một số loại trà cà gai leo đã được tinh chế, đóng gói dạng gói, rất tiện dụng, có liều lượng sử dụng phù hợp. Hector Shop Hi vọng thông qua chia sẻ chi tiết trên bài viết bạn có thể biết được công dụng và những lưu ý khi sử dụng cà gai leo.

Trà cà gai leo

(Ảnh: Trà cà gai leo được chế xuất cô đặc, tiện dụng)

Qua đây, Hector tin tưởng rằng bạn đã hiểu rõ về những tác dụng của cà gai leo cũng như việc uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không? Để tăng cường sức khoẻ toàn diện cho cả gia đình, đặc biệt là người cao tuổi, Hector sâm sẽ là thức uống nên có tại gia đình bạn.

Nguồn tin: DS. Đoàn Thị Hồng Thắm

Có thể bạn sẽ cần...

icon
backtop zalo-img.png messenger