Những người không nên dùng nhân sâm [Tin nóng từ chuyên gia]
Nhân sâm được ví như con dao 2 lưỡi, tuy quý giá nhưng lại đặc biệt nguy hiểm đối với những người không nên dùng nhân sâm. Hiện nay nhiều nhà kinh doanh quảng cáo lố, hầu như ai cũng dùng được nhưng thực tế thì không phải vậy. Ngay bên dưới đây là 7 đối tượng không nên dùng nhân sâm, trong đó đối tượng thứ 7 đặc biệt lưu ý.
1/ Nhân sâm tốt cho sức khỏe thế nào?
Nhân sâm từ lâu đã trở thành một loại dược liệu quý hiếm mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Sâm có tác dụng bổ khí, cố thoát, điều tiết cơn khát, ích trí, an thần, kiện tỳ, bổ phế, trấn tĩnh, giảm đau mỏi và chống mệt mỏi. Ngày nay nhân sâm được sản xuất theo nhiều dạng khác nhau từ dạng viên, dạng nước đều được ưa chuộng.
Một số lợi ích của việc sử dụng nhân sâm như:
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Giảm các triệu chứng về thần kinh.
- Điều trị tiểu đường.
- Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
- Giảm nồng độ cholesterol.
- Giảm mệt mỏi…
Mặc dù nhân sâm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn có một số đối tượng không phù hợp khi sử dụng. Đặc biệt có thể gây nên một số tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể.
(Ảnh: Nhân sâm nhiều giá trị nhưng không phải ai cũng dùng được)
2/ Những người không nên dùng nhân sâm và sâm ngâm mật ong
Nhân sâm là loại thuốc bổ khí đầu vị nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được. Những người không nên dùng nhân sâm bao gồm:
2.1/ Đối tượng đang có vấn đề về đường ruột
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về đường ruột như thường xuyên đầy hơi, khó chịu, bụng trong trạng thái căng tức, phân nát, lỏng hoặc đang bị tiêu chảy thì tốt nhất không nên sử dụng nhân sâm. Nhất là khi đang tiêu chảy mà sử dụng nhân sâm chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm đến tính mạng. Hãy cân nhắc trước khi sử dụng sâm nhé.
2.2/ Người bị huyết áp cao có uống được sâm không?
Tuỳ vào từng loại nhân sâm, đa số các loại nhân sâm chỉ phù hợp với những người đang có huyết ổn định và huyết áp thấp. Nếu như bạn bị cao huyết áp mà sử dụng sẽ khiến huyết áp càng tăng lên cao nhanh hơn. Như vậy dễ dẫn đến tai biến, đột quỵ cực kỳ nguy hiểm.
Người cao huyết áp khi cần sử dụng nhân sâm để tăng cường sức khoẻ thì có thể sử dụng với liều lượng ít, không sử dụng thường xuyên. Đặc biệt nên sử dụng lần đầu với liều lượng thật ít, sau vài ngày nếu cảm thấy sức khoẻ vẫn tốt thì mới tiếp tục.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh huyết áp cao, bạn nên xin ý kiến bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu sử dụng sâm. Bác sĩ sẽ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và xem liệu sâm có phù hợp với bạn hay không, cũng như xem xét các tương tác thuốc Tây có thể xảy ra.
Lưu ý: Một số loại dược liệu thuộc họ sâm lại không gây tăng huyết áp, thậm chí còn hỗ trợ chữa trị bệnh cao huyết áp rất tốt.
2.3/ Mẹ bầu uống nước sâm được không?
Không sử dụng nhân sâm cho phụ nữ đang trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nhân sâm có tính hàn và nhiều dược chất, nếu như sử dụng có thể khiến thai nhi bị dị tật, co thắt dạ con gây sinh non…
Khi người phụ nữ mang thai, kháng thể của cả người mẹ và thai nhi đều rất không ổn định. Để an toàn nhất, phụ nữ đang mang thai hoặc đang mong con không nên sử dụng nhân sâm, cho đến khi đã sinh con và ngừng cho con bú sữa mẹ.
(Ảnh: Phụ nữ mang thai không nên dùng nhân sâm)
2.4/ Những người thường xuyên mất ngủ
Nhân sâm có thể thích hợp với những người thường xuyên mất ngủ và sức đề kháng kém. Nhưng chỉ sử dụng vào thời điểm sáng sớm ở mức hàm lượng hợp lý, không nên sử dụng sâm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi khi sử dụng nhân sâm vào buổi tối, cơ thể sẽ khoẻ khoắn, tươi tỉnh và có phấn chấn tinh thần đến 2 giờ sáng mới chịu ngủ.
2.5/ Những người bị bệnh gan mật cấp tính
Bệnh gan mật cấp tính sẽ có các triệu chứng như viêm túi mật, viêm gan, phía sườn phải thường đau nhói, da vàng, sốt khi xuất hiện sỏi mật… Đây là nguyên nhân do san mật bị thấp nhiệt nên khí không lưu thông và ứ đọng lại khiến khí trệ uất kết.
Đồng ý rằng nhân sâm rất tốt cho gan, mật. Tuy nhiên chỉ tốt đối với người khoẻ mạnh hoặc có bệnh lý nhẹ. Khi bệnh lý nặng, cấp tính, bệnh nhân cần điều trị theo lời khuyên của bác sĩ. Một số trường hợp sử dụng nhân sâm có thể khiến bệnh trở nặng và gây nên nhiều nguy hiểm hơn.
2.6/ Người đang gặp vấn đề về xuất tinh sớm, dị tinh
Nhân sâm có thể hỗ trợ điều hòa nội tiết tố, giảm ham muốn, tăng sinh lý. Tuy nhiên với những đối tượng xuất tinh sớm hoặc dị tinh thì sẽ không thích hợp để dùng nhân sâm. Các triệu chứng này do nhiều nguyên nhân gây ra, đa số là do tâm lý, không phải vấn đề sức khoẻ thể chất.
Một số nhãn hàng quảng cáo rằng sử dụng nhân sâm giúp kéo dài thời gian quan hệ. Điều này hoàn toàn không đúng bởi nhân sâm chỉ giúp điều hoà nội tiết tố, giúp cho tinh trùng ở nam giới khoẻ hơn, sống lâu hơn, ít dị tật và khả năng có con tốt hơn mà thôi. Tinh trùng khoẻ mạnh và kéo dài thời gian quan hệ là 2 vấn đề hoàn toàn không có liên quan với nhau. Thực tế cho thấy, những người "1 phút 30 giây" có con rất dễ dàng nhưng những người kéo dài hàng giờ lại chịu cảnh hiếm muộn.
2.7/ Trẻ em dưới 15 tuổi
Nhiều người thường mắc sai lầm khi lựa chọn nhân sâm để cho con tăng cường sức khỏe, nhanh lớn. Tuy nhiên điều này lại gây nguy hiểm khiến các bé sẽ có nguy cơ dậy thì sớm. Nên bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm để con có thể hấp thụ tự nhiên, không nên quá lạm dụng hàm lượng nhân sâm khi trẻ dưới 15 tuổi.
Hiện nay một số nhà kinh doanh đã thiết kế sản phẩm nhân sâm dành riêng cho lứa tuổi trẻ em và thiếu niên. Ông bà ta thường nói "mười bảy bẽ gãy sừng trâu", khuyên bạn không nên sử dụng và không nên lệ thuộc vào những thực phẩm chứa nhiều dược chất như nhân sâm.
Có thể bạn quan tâm: Những tác dụng của sâm ngâm mật ong
3/ Không nên uống nhân sâm khi nào?
Hầu hết các loại nhân sâm đều có tính hàn và chứa rất nhiều dược chất mà trong thức ăn hằng ngày không có. Người dùng nhân sâm nên lưu ý không nên dùng vào những thời điểm sau đây:
- Không nên dùng nhân sâm sau 15h00 mỗi ngày vì có thể thừa năng lượng, gây mất ngủ.
- Không nên dùng nhân sâm khi bị nóng, sốt. Với người bị sốt, hãy chờ đến khi hạ nhiệt rồi hãy dùng cho an toàn.
- Phụ nữ khi mang thai thì không nên uống nhân sâm.
- Người đang dùng thuốc Tây: Không nên uống cùng lúc với thuốc Tây vì có thể làm tăng tác dụng của thuốc, nên uống cách thuốc Tây khoản 1 giờ.
3/ Nhân sâm dùng sao cho đúng?
Ngoài những người không nên dùng nhân sâm thì những đối tượng có thể bổ sung nhân sâm cũng cần có hàm lượng thích hợp. Không nên quá lạm dụng hoặc phụ thuộc.
Một số cách sử dụng nhân sâm và hàm lượng phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng bạn có thể tham khảo như sau:
3.1/ Trà nhân sâm
Sử dụng nhân sâm tươi thái lát mỏng hoặc nhân sâm khô cho ngâm cùng nước sôi, thưởng thức sau 10 phút và nên sử dụng khi bạn đã ăn sáng.
3.2/ Nhân sâm ngâm mật ong
Nhân sâm ngâm chung mật ong với tỷ lệ 4 phần sâm và 6 phần mật ong. Ngâm trong 7 ngày, sau khi ngâm lấy một vài lát mỏng ra pha với nước ấm để uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Không uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
3.3/ Sâm ngâm đông trùng hạ thảo
Sâm tươi làm sạch cho vào bình thủy tinh, đem ngâm với đông trùng hạ thảo, kỷ tử và rượu trên 40 độ theo tỷ lệ 1 sâm: 10 rượu. Ngâm trong thời gian 3 tháng thì sẽ sử dụng được.
Như đã chia sẻ, những người không nên dùng nhân sâm hãy nên cân nhắc trước khi sử dụng. Nếu bạn thuộc đối tượng sử dụng tốt, có thể tham khảo 3 cách sử dụng trên để đạt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn muốn một sự thuận tiện khi sử dụng thì Hector Sâm là một sự lựa chọn đáng cân nhắc.
(Ảnh: Sản phẩm sâm đông trùng hạ thảo Hector)
Sản phẩm được chế xuất theo công thức tối ưu từ đông trùng hạ thảo, sâm đinh lăng, đẳng sâm, chùm ngây, mang nhiều giá trị dinh dưỡng, hơn 17 loại axit amin, khoáng chất quý hiếm không thể tổng hợp được từ thức ăn. Các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất trong ngành như tiêu chuẩn GMP được cấp bởi Bộ Y tế, HACCP, FDA Hoa Kỳ, FSSC 22000 của Thuỵ Sĩ,...
- Trái nhàu ngâm đường để được bao lâu vẫn đảm bảo chất lượng
- Những tác dụng của trái nhàu ngâm rượu có thể bạn chưa biết
- Tác dụng của quả nhàu ngâm mật ong trong Đông y
- Công dụng của trái nhàu ngâm đường phèn đối với sức khỏe
- Cách ngâm trái nhàu đường phèn giữ trọn dưỡng chất
- Trái nhàu trị bệnh gì qua các bài thuốc dân gian
- Cách sử dụng trái nhàu tươi tốt cho sức khỏe và làm đẹp
- Hướng dẫn các cách ngâm trái nhàu tươi tại nhà
- Công dụng của trái nhàu trong y học cổ truyền
- Trái nhàu là trái gì? Tác dụng chữa bệnh của quả nhàu