Tác dụng của nấm ngọc cẩu chỉ phát huy khi làm đúng điều này

Nấm ngọc cẩu có tác dụng nhanh và cực mạnh nhưng đã không ít trường hợp dùng nhầm nấm dại đã bị ngộ độc. Hãy tìm hiểu ngay cách phân biệt và sử dụng cho đúng nhé!

Nấm ngọc cẩu là một thần dược không thể phủ nhận dành cho phái mạnh. Nấm ngọc cẩu có 2 loại và rất khó phân biệt khi đã chế biến thành phẩm sấy khô. Ở bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt loại đâu mới là loại nấm tốt, những tác dụng thật sự, cách sử dụng cũng như lưu ý khi dùng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khoẻ. Mời bạn cùng xem kỹ!

1/ Hình ảnh nhận dạng của nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu được biết đến là một loại dược liệu với tên khoa học là Cynomorium songaricum. Chúng còn được gọi với những cái tên khác như: địa mao cầu, củ pín, tỏa dương, xà cô, củ gió đất. Vẻ ngoài của nó như một cây nấm có hình thù tương tự như bộ phận sinh dục của con chó nên dân gian gọi là nấm ngọc cẩu. Nấm ngọc cẩu thuộc họ Balanophoraceae (Gió đất).

hình ảnh nấm ngọc cẩu

(Ảnh: Nấm ngọc cẩu được tìm thấy trong thiên nhiên)

Nấm ngọc cẩu được tìm thấy ở những khu rừng phía Bắc, mỗi năm chỉ có 1 mùa thu hoạch. Chúng mọc lên từ những rể cây ở những khu rừng rậm, có bóng râm. Nấm tươi có vị chát rất khó sử dụng nên người dân thường thu hoạch về, thái lát và phơi khô, dự trữ để dùng dần.

Hình ảnh nấm ngọc cẩu

(Ảnh: Nấm ngọc cẩu đến tuổi trưởng thành sẽ có kích thước khá to)

1.1/ Nấm ngọc cẩu có mấy loại?

Để biết được đâu là loại nấm có giá trị dược liệu tốt, bạn phải hiểu rõ cách phân biệt những loại nấm này. Nấm ngọc cẩu không phải chỉ có một loại. Nếu nhìn từ hình dáng bên ngoài, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt:

  • Nấm ngọc cẩu đực: Khi nhìn vào nấm ngọc cẩu đực, bạn sẽ thấy chúng có màu đỏ thẫm và phần thân hình chóp. Chiều dài của 1 cây trưởng thành có thể từ 10–15 cm hoặc hơn. Cây đực sẽ có hương thơm khá dễ chịu. Nấm tươi có vị đắng, chát và rất khó ăn.
  • Nấm ngọc cẩu cái: Kích thước phần thân so với giống đực có phần bé hơn và nhìn như bắp ngô non. Tuy nhiên, bông nấm cái to hơn và không có mùi thơm. Nấm ngọc cẩu cái thường được bỏ đi vì không có giá trị dược liệu.

nấm ngọc cẩu cái

(Ảnh: Nấm ngọc cẩu cái thì không có giá trị sử dụng)

Khi đã nhận diện được nấm đực vẫn chưa đủ, bạn phải bổ ra để nhận dạng bên trong xem cây nấm đó có thật sự là nấm tốt hay không. Cụ thể như sau:

  • Nấm ngọc cẩu ruột vàng: Bên trong của loại nấm này có màu vàng và hơi thoang thoảng mùi thơm, loại này dễ nhầm lẫn với nấm dại, không nên sử dụng.
  • Nấm ngọc cẩu ruột đỏ, đỏ tím: Ruột của loại nấm này sẽ có các sắc tố đó là đỏ, đỏ ánh tím hoặc tím. Kích thước của loại này sẽ nhỏ hơn so với nấm ruột vàng.

nấm ngọc cẩu ruột đỏ

(Ảnh: Nấm ngọc cẩu ruột đỏ có kích thước bé nhưng có giá trị cao)

Nấm ngọc cẩu đực và có ruột đỏ mới đúng là thứ mà phái mạnh cần tìm. Tuy nhiên màu sắc này chỉ dễ nhận diện khi còn tươi. Khi đã phơi khô sẽ khó nhận diện.

1.2/ Đặc điểm sinh trưởng của nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu là một loại thực vật ký sinh, mọc lên từ rể các loại cây có kích thước lớn và tán rộng. Chúng sẽ mọc theo chùm và có vẻ ngoài giống với cây nấm.
Môi trường sống của loại dược liệu này sẽ là ẩm thấp và độ cao trên 1.500 mét. Ở Việt Nam, nấm ngọc cẩu xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc ví dụ như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Tam Đảo, Ba Vì, Hoàng Liên Sơn hay Sapa. Bà con dân tộc thường vào rừng hái về và bày bán ở vệ đường hay trong các buổi chợ phiên.

1.3/ Thu hoạch và bảo quản nấm ngọc cẩu

Đối với nấm ngọc cẩu thì tất cả các bộ phận của chúng đều sẽ được sử dụng để làm thuốc hoặc ngâm rượu. Chính vì thế, khi thu hoạch, bạn hãy lấy cả cụm nấm và phần gốc, chỉ loại bỏ phần rể cây mà chúng ký sinh để sống.

Thời điểm tốt nhất để thu hoạch loại nấm này đó là từ tháng 9 tới 12. Bởi đó là lúc mà cây phát triển tốt nhất và đạt đến kích thước chuẩn. Vào mùa này, người dân sẽ đi vào các khu rừng rậm để tìm hái nấm ngọc cẩu. Và cứ khoảng 2 tuần thì khai thác 1 lần. Người dân sẽ không thu hoạch cây nấm nhỏ, chờ khi lớn mới thu hoạch để có giá trị kinh tế cao hơn.

Nấm ngọc cẩu tươi rất dễ bị hư hỏng nên người dân thường dùng ngâm rượu ngay hoặc thái lát, phơi khô để dự trữ, sử dụng dần cho cả năm. Ngày nay, một số công nghệ hiện đại đã dùng phương pháp sấy thăng hoa giúp hàm lượng dược chất được giữ lại tốt nhất. Không những thế, những công nghệ chiết xuất hiện đại đã tạo ra những sản phẩm vô cùng an toàn cho người dùng lâu dài, nhờ loại bỏ những hoạt chất không tốt có trong nấm.

Nấm ngọc cẩu sấy khô

(Ảnh: Nấm ngọc cẩu được dân gian phơi khô để dự trữ)

2/ Tác dụng của nấm ngọc cẩu

Theo y học cổ truyền thì nấm ngọc cẩu là loại dược liệu mang tính ôn và có chút ngọt xen lẫn vị chát. Chúng được “cánh mày râu” yêu thích nhờ vào những siêu công dụng như: bổ thận, tráng dương, lưu thông khí huyết, giảm đau, bồi dưỡng cơ thể, bổ máu và nâng cao khả năng sinh lý. Nấm ngọc cẩu là một trong số ít những dược liệu có tác dụng vô cùng nhanh và cực mạnh cho các nhu cầu cải thiện sức khoẻ sinh lý như: yếu sinh lý, rối loạn cương dương, liệt dương, xuất tinh sớm hay di tinh thì không nên bỏ qua loại dược liệu này.

Bên cạnh đó, chúng có hỗ trợ rất hiệu quả trong việc điều trị đau nhức xương khớp cũng như suy giảm trí nhớ và sức khỏe của người dùng. Chị em phụ nữ cũng có thể dùng nấm ngọc cẩu giúp trị nám, dưỡng nhan, phục hồi sau sinh và ngăn ngừa thiếu máu. Nấm ngọc cẩu không phân biệt giới tính người sử dụng, nam nữ đều dùng tốt. Tuy nhiên đối với nữ muốn cải thiện sinh lý hoặc nội tiết tố thì có những dược liệu tốt hơn như đông trùng hạ thảo, thiên môn chùm,...

3/ Cách ngâm rượu ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu ngâm rượu là cách dùng phổ biến nhất hiện nay. Nấm ngọc cẩu tươi thì có vị rất chát, nấm thái lát phơi khô thì có hình thức không đẹp khi ngâm rượu nên người dân thường kết hợp cả 2 loại. Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu như sau:

3.1/ Chuẩn bị

  • 0,5 kg nấm ngọc cẩu khô.
  • 1 cây nấm ngọc cẩu tươi vừa đủ kích thước bình chứa.
  • 5 lít rượu trắng, khoảng 40 độ.
  • 200ml mật ong (có thể dùng hoặc không tuỳ thích).
  • Bình thuỷ tinh có nắp đậy kín.

3.2/ Cách làm

  • Cho những lát nấm ngọc cẩu khô vào bình.
  • Sau đó cho cây nấm tươi vào, mục đích là để trang trí cho đẹp. Nếu không quan trọng hình thức, bạn có thể chỉ dùng nấm khô, vị sẽ không bị chat từ nấm tươi.
  • Cho 5 lít rượu trắng vào bình.
  • Cho thêm 200ml mật ong vào, mục đích là để tạo hương vị ngọt thanh, giảm bớt vị đắng từ nấm tươi.
  • Đậy nắp kín, cất vào nơi mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

nấm ngọc cẩu ngâm rượu

(Ảnh: Nấm ngọc cẩu ngâm rượu)

Nếu có sử dụng nấm tươi, chỉ sau vài giờ, màu sắc bình rượu từ trắng trong sẽ trở nên sẩm màu do nấm tươi tạo ra. Nấm ngọc cẩu sau khi ngâm rượu khoảng 3 tháng thì dùng được. Nếu lưu trữ quá 12 tháng, bạn nên vướt phần xác nấm ra ngoài để tránh nấm bị bã, vụn thành cặn.

3.3/ Nấm ngọc cẩu ngâm chung với gì?

Nấm ngọc cẩu có thể ngâm rượu chung với nhục thung dung và ba kích. Nếu sử dụng thường xuyên với liều lượng ít sẽ giúp nam giới có cơ thể cường tráng, sức khoẻ giới tính sung mãn, kể cả những chú bác lớn tuổi "sắp về hưu".

Nếu cần cải thiện sức khoẻ sinh lý, người dùng nên sử dụng từ 1 đến 2 chung rượu nấm ngọc cẩu mỗi ngày. Uống rượu nấm ngọc cẩu ngay trong bữa ăn sẽ giúp ăn ngon miệng hơn, tiêu hoá tốt hơn đồng thời hạn chế khả năng gây đau dạ dày. Nếu sử dụng để giao lưu bạn bè, không nên sử dụng nhiều và thường xuyên.

4/ Nấm ngọc cẩu nấu nước uống

Những người đang muốn cải thiện sức khoẻ sinh lý có thể dùng nấm ngọc cẩu đun lấy nước uống hàng ngày như sau:

  • Dùng 60 g nấm ngọc cẩu tươi, thái lát, đun với 1,5 lít nước, giữ lửa nhỏ, đến khi sắc lại còn khoảng 800 ml nước thì dùng được.
  • Hoặc dùng 20 g nấm ngọc cẩu khô, đun với 1,5 lít nước, giữ lửa nhỏ, đến khi sắc lại còn khoảng 800 ml nước thì dùng được.

Người dùng có thể chia thành 2 đến 3 lần uống trong ngày. Thời điểm uống tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Khi dạ dày không chứa nhiều thức ăn thì khả năng hấp thu sẽ cao nhất.

5/ Những lưu ý quan trọng khi dùng nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu thật sự là thần dược nhưng sẽ là độc dược nếu như sử dụng không đúng cách, hoặc dùng khi thể trạng sức khoẻ không cho phép. Cho đến hiện tại thì vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu nào cho thấy việc sử dụng nấm ngọc cẩu lâu dài có gây nên tác dụng phụ hay không. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải những vấn đề sau thì không nên lạm dụng hoặc cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi dùng:

  • Người gặp vấn đề về tiêu hóa.
  • Những người bị dị ứng với thành phần của dược liệu.
  • Người đang bị cao huyết áp hoặc có tiền sử cao huyết áp.
  • Bệnh nhân đang thực hiện xạ trị để điều trị ung thư.
  • Người đang bị suy giảm chức năng về gan thận.

Vitrue Hero là một sản phẩm của Vitrue Detox được chiết xuất từ nấm ngọc cẩu và đông trùng hạ thảo theo công nghệ EECV của Cộng hoà Liên Bang Đức. Nấm được thu hoạch ở vùng núi Hoà Bình, được kiểm nghiệm vi sinh trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất. EECV cũng là công nghệ chiết xuất dược chất hiện đại nhất hiện nay, giúp loại bỏ kim loại nặng và những hoạt chất không tốt cho sức khoẻ có trong nấm ngọc cẩu. Nhờ vậy, người dùng có thể sử dụng Vitrue Hero hàng ngày và lâu dài mà không phải lo ngại tác dụng phụ.

Vitrue Hero được chiết xuất từ nấm ngọc cẩu

(Ảnh: An toàn hơn khi sử dụng Vitrue Hero nhờ công nghệ EECV)

Trên đây là những thông tin quan trọng về tác dụng của nấm ngọc cẩu và cách sử dụng sao cho an toàn và đạt được hiệu quả mong muốn. Bạn nên chọn loại nấm ngọc cẩu đực, có ruột đỏ tím và sử dụng đúng cách như chia sẻ ở trên.

Có thể bạn sẽ cần...
icon
zalo-img.png messenger