Rượu đông trùng hạ thảo: Lợi bất cập hại, xin chớ lạm dụng
Rượu đông trùng hạ thảo là thức uống được các đấng mày râu ca tụng và yêu thích. Thế nhưng sự thật sẽ không như mọi người từng nghĩ. Để an toàn cho sức khoẻ, người dùng cần biết cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo sao cho đúng, hiểu rõ những tác dụng thực sự và những tác dụng tin đồn cũng như những tác dụng phụ có thể xảy ra. Giờ thì hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
- 1/ rượu đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
- 2/ cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo
- 3/ đông trùng hạ thảo tươi ngâm rượu bao nhiêu độ?
- 4/ đông trùng hạ thảo ngâm rượu bao lâu thì uống được?
- 5/ rượu đông trùng hạ thảo để được bao lâu?
- 6/ tác dụng phụ của rượu đông trùng hạ thảo
- Hector đưa đông trùng hạ thảo vươn tầm quốc tế
1/ Rượu đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Đông trùng hạ thảo ngâm rượu sẽ giúp dưỡng chất được bảo toàn trong một thời gian dài. Cũng như nhiều loại rượu thuốc khác, đông trùng hạ thảo ngâm rượu cũng sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể mà bạn chưa biết. Cụ thể như sau:
1.1/ Tăng miễn dịch hiệu quả
Trong thành phần của đông trùng và dung môi là rượu sẽ giúp cơ thể kháng viêm rất tốt, khi sử dụng thường xuyên theo đúng hàm lượng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể loại bỏ được tình trạng cảm, các bệnh vặt do hệ miễn dịch được tăng cường. Sở dĩ nhiều người chọn đông trùng hạ thảo là loại thảo dược tốt để ngâm rượu bởi loại thảo dược này có chứa hơn 17 loại axi amin quý hiếm, rất tốt cho sức khoẻ của con người.
(Ảnh: Rượu đông trùng hạ thảo luôn được nam giới yêu thích)
1.2/ Tăng cường sinh lý cho nam giới
Trong đông trùng hạ thảo có thành phần hỗ trợ tăng sinh hormone sinh dục nam vì thế khi nam giới sử dụng rượu đông trùng sẽ giải quyết được các vấn đề như sinh lý kém, liệt dương hoặc lười ham muốn. Đặc biệt khi sử dụng lâu dài sẽ hỗ trợ tăng lượng testosterone nội sinh, bảo vệ hạnh phúc hôn nhân viên mãn.
1.3/ Hỗ trợ điều trị ung thư
Cordycepin trong nấm đông trùng có khả năng ức chế sự phát triển và di căn của khối u ác tính đồng thời làm tăng hàm lượng chất cortisol, thúc đẩy quá trình trao đổi axit nucleic và protein, khống chế sự phát triển của khối u. Khác với phương pháp xạ trị sẽ gây mệt mỏi cho người bệnh, đông trùng hạ thảo giúp bảo vệ sự sống của tế bào lành, giúp phục hồi nhanh, giảm stress.
1.4/ Hỗ trợ tăng cường sức khỏe hô hấp
Rượu đông trùng hạ thảo tác động tích cực đến hệ hô hấp, bổ phổi. Nhờ vào tác động ức chế vi khuẩn giúp hạn chế tình trạng viêm và bảo vệ phổi trước những tác nhân xấu như khói, bụi,… Gần đây, Tổ chức Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt hoạt chất Cordycepin có trong đông trùng hạ thảo là thành phần quan trọng trong thuốc điều trị viêm phổi cấp Sars CoV 2 (Covid – 19).
1.5/ Hỗ trợ chống lão hóa
Đông trùng hạ thảo ngâm rượu có thể giúp chị em tìm kiếm được làn da trắng hồng như ý. Nhờ tác dụng của đông trùng hạ thảo sẽ giúp chống lão hóa, căng bóng da và đặc biệt là hỗ trợ tốt trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc rối loạn nội tiết. Tuy vậy, rượu thì lại gây lão hoá nhanh, nên không thể lạm dụng rượu được đâu nhé!
1.6/ Thư giãn tinh thần
Một ly nhỏ rượu đông trùng hạ thảo những lúc mệt mỏi hay suy nhược sẽ giúp tăng cường lưu thông máu huyết, giúp cơ thể sảng khoái và cải thiện tinh thần.
1.7/ Cải thiện chức năng thận
Rượu đông trùng hạ thảo giúp cải thiện sức khỏe thận, hạn chế bí tiểu, tiểu rắt, tiểu đêm hay đau lưng đi tiểu nhiều,… Đó là nhờ tác dụng của đông trùng hạ thảo. Rượu có tác dụng phụ là làm suy giảm chức năng của thận nhé! Đây cũng là một lý do không nên lạm dụng rượu đông trùng hạ thảo.
2/ Cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo
Rượu đông trùng hạ thảo có rất nhiều cách ngâm khác nhau và tùy vào mục đích sử dụng sẽ có tỷ lệ phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số cách ngâm đông trùng hạ thảo với rượu như bên dưới đây.
2.1/ Cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo tươi
Đông trùng hạ thảo tươi ngâm với rượu
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:
- Đông trùng hạ thảo tươi.
- Rượu trắng 40 độ.
- Bình thủy tinh vừa đủ.
Cách ngâm:
- Đối với đông trùng hạ thảo tươi bạn sẽ thực hiện cắt phần đế, làm sạch và để khô ráo.
- Sau khi ngâm vớt ra để ráo và cho phần đông trùng hạ thảo được làm sạch vào trong hũ thủy tinh.
- Đổ rượu ngập mặt và đậy nắp bảo quản ở những nơi khô ráo.
Tỷ lệ ngâm sẽ là 50 gram đông trùng hạ thảo tươi với 1 lít rượu trắng. Thời gian ngâm từ 1 tháng hoặc lâu hơn mới có thể sử dụng. Trong thời gian chờ đợi 1 tuần 1 lần kiểm tra xem có xuất hiện nấm mốc, hay nổi váng bọt lên không.
Lưu ý: Nấm đông trùng hạ thảo tươi ngâm rượu sẽ dễ sinh nấm mốc, nên chọn nguồn nguyên liệu có uy tín để thực hiện.
2.2/ Cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo khô
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:
- Nấm đông trùng hạ thảo khô hoặc tốt nhất là đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa.
- Rượu trắng nguyên chất.
- Bình thủy tinh vừa đủ.
(Ảnh: Nấm đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa mang lại hiệu quả tốt hơn)
Cách ngâm:
- Sau khi rửa sạch bạn sẽ cho đông trùng hạ thảo khô vào hũ thủy tinh và đổ rượu ngập mặt. Đậy nắp và để ở nơi khô ráo. Nên ngâm trong vòng 3 đến 4 tuần sẽ sử dụng được.
- Đông trùng hạ thảo khô sẽ dễ ngâm và để được thời gian lâu hơn so với đông trùng hạ thảo tươi.
- Tỷ lệ ngâm sẽ là 15g đông trùng hạ thảo khô sấy nhiệt hoặc chỉ cần 5g đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa cùng với 1 lít rượu trắng 40 độ.
2.3/ Cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo với kỷ tử
Để ngâm rượu đông trùng hạ thảo với kỷ tử, bạn làm theo hướng dẫn như sau:
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:
- Đông trùng hạ thảo.
- Kỷ tử.
- Rượu trắng nguyên chất trên 40 độ.
- Bình thủy tinh.
Cách ngâm:
- Kỷ tử rửa sạch với nước sau đó để ráo.
- Đông trùng có thể sử dụng loại tươi hoặc khô đều được, làm sách để ráo nước.
- Cho đông trùng hạ thảo, kỷ tử và rượu trắng vào bình thủy tinh. Đậy nắp và bảo quản trong khoảng thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng.
- Tỷ lệ ngâm sẽ là 15g đông trùng hạ thảo khô hoặc 5g đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, 30g kỷ tử và 1 lít rượu.
Xin lưu ý rằng hiệu quả và tác dụng của rượu ngâm đông trùng hạ thảo với kỷ tử chưa được khoa học chứng minh rõ ràng. Chúng ta có thể hiểu thức uống này sẽ mang giá trị tốt từ đông trùng hạ thảo và một số tác hại từ rượu. Rượu thì sẽ không tốt cho sức khoẻ trong hầu hết các trường hợp.
2.4/ Cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo với táo đỏ
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:
- Đông trùng hạ thảo.
- Táo đỏ.
- Rượu trắng nguyên chất trên 40 độ.
- Bình thủy tinh.
Cách ngâm:
- Táo đỏ rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó để ráo. Bạn có thể chọn để nguyên quả táo đỏ cho đẹp mắt hoặc thái lát để tăng tác dụng cho sức khoẻ.
- Đông trùng hạ thảo có thể mua được ở dạng tươi hoặc khô tại các cửa hàng uy tín.
- Cho đông trùng hạ thảo, táo đỏ và rượu trắng vào bình thủy tinh, bày trí cho đẹp mắt. Đậy nắp lọ kín và đặt lọ ở nơi thoáng mát và không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Ngâm trong khoảng 1 tháng để các thành phần của đông trùng hạ thảo và táo đỏ hòa quyện vào rượu..
- Tỷ lệ ngâm sẽ là 15g đông trùng hạ thảo khô hoặc 5g đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, 30g táo đỏ và 1 lít rượu.
3/ Đông trùng hạ thảo tươi ngâm rượu bao nhiêu độ?
Khi bạn chọn đông trùng hạ thảo tươi, độ rượu phù hợp là trên 40 độ, tốt nhất là chọn trên 46 độ. Đối với đông trùng hạ thảo đã sấy khô, chỉ cần rượu trên 40 độ là phù hợp.
4/ Đông trùng hạ thảo ngâm rượu bao lâu thì uống được?
Thời gian ngâm đông trùng hạ thảo với rượu chỉ cần khoảng 2 đến 3 tuần là uống được. Đông trùng hạ thảo khi ngâm với rượu sẽ nhanh mềm, nhanh chóng hoà tan các dược chất và phát huy những tác dụng như trên. Thông thường, đông trùng hạ thảo ít khi được ngâm chung với các dược liệu khác. Nếu ngâm chung với các dược liệu khác, hãy chú ý đến thời gian ngâm các dược liệu đó với rượu nhé!
5/ Rượu đông trùng hạ thảo để được bao lâu?
Rượu vốn là chất tự bảo quản và có thể bảo quản tốt những dược liệu ngâm chung với rượu. Rượu đông trùng hạ thảo sau khi ngâm có thể để được đến 3 năm, nếu bảo quản trong môi trường thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Điều kiện bảo quản tốt chẳng những giúp rượu đông trùng hạ thảo có thể để được lâu mà còn giúp các dược chất trong đông trùng hạ thảo sẽ hoà tan vào rượu tốt hơn, tạo hương vị thơm ngon và tác dụng tốt nhất.
6/ Tác dụng phụ của rượu đông trùng hạ thảo
Những người bị dị ứng với đông trùng hạ thảo hoặc các thành phần có trong rượu thì nên sử dụng rất ít hoặc không nên sử dụng để đảm bảo an toàn. Những người nam giới vô sinh hiếm muộn tuyệt đối không nên dùng bởi rượu đông trùng hạ thảo vì sẽ gây dị tật tinh trùng, người nam giới có thể sử dụng đông trùng hạ thảo đơn thuần để giúp tinh trùng khoẻ mạnh hơn, số lượng nhiều hơn, sống lâu hơn.
Mặc dù rượu đông trùng hạ thảo được xem như một vị thuốc bổ trợ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và phù hợp cho cơ thể hấp thu thì bạn chỉ nên sử dụng mỗi ngày 1-2 cốc rượu đông trùng hạ thảo, không nên lạm dụng. Việc uống quá nhiều rượu đông trùng hạ thảo sẽ gây tổn thương cho gan, thận, thậm chí gây ngộ độc rượu. Rượu ngâm đông trùng hạ thảo có thể bảo quản và sử dung tốt trong thời hạn 3 năm.
Có thể bạn quan tâm: Những tác hại của đông trùng hạ thảo ít người biết
Nếu bạn không muốn tự ngâm rượu đông trùng hạ thảo, bạn có thể tìm mua những sản phẩm đã được chế xuất đóng gói sẵn. Rượu thảo dược đông trùng hạ thảo Lator là một sản phẩm của Hector, được chế xuất từ rượu trắng nguyên chất và nấm đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, tỉ lệ dược chất từ đông trùng hạ thảo giữ lại được là 99%.
(Ảnh: Rượu đông trùng hạ thảo Lator)
HECTOR ĐƯA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO VƯƠN TẦM QUỐC TẾHector đã chứng minh vị thế của mình trên thị trường quốc tế với các sản phẩm Đông trùng hạ thảo đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và FSSC 22000. Không chỉ đảm bảo chất lượng, sản phẩm của Hector còn được người tiêu dùng toàn cầu tin dùng, đặc biệt tại các thị trường khó tính như Mỹ và Nhật Bản. |
- Trái nhàu ngâm đường để được bao lâu vẫn đảm bảo chất lượng
- Những tác dụng của trái nhàu ngâm rượu có thể bạn chưa biết
- Tác dụng của quả nhàu ngâm mật ong trong Đông y
- Công dụng của trái nhàu ngâm đường phèn đối với sức khỏe
- Cách ngâm trái nhàu đường phèn giữ trọn dưỡng chất
- Trái nhàu trị bệnh gì qua các bài thuốc dân gian
- Cách sử dụng trái nhàu tươi tốt cho sức khỏe và làm đẹp
- Hướng dẫn các cách ngâm trái nhàu tươi tại nhà
- Công dụng của trái nhàu trong y học cổ truyền
- Trái nhàu là trái gì? Tác dụng chữa bệnh của quả nhàu