Phát hiện 7 tác hại của trái nhàu đa số người dùng chưa biết

Trái nhàu được sử dụng phổ biến như một phương thức chữa bệnh hiệu quả được dân gian sử dụng trong nhiều đời qua. Trái nhàu giúp tăng sức đề kháng, thải độc, hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, có đến 7 tác hại được tìm thấy từ việc sử dụng trái nhàu một cách tuỳ tiện. Nếu bạn đang dùng trái nhàu để bảo vệ sức khoẻ, hãy lưu ý những tác hại và các sử dụng hợp lý như bên dưới đây nhé!

1/ Đôi nét về trái nhàu

Trái nhàu được biết đến là một loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao. Thành phần trong trái nhàu có chứa hơn 200 hoạt chất có lợi cho sức khoẻ, bao gồm hơn 20 loại hữu cơ, các amin, rất nhiều vitamin và khoáng chất. Chính vì thế, người ta sử dụng loại quả này để điều trị bệnh trong cả Đông y và y học hiện đại.

Trong Đông y, trái nhàu có nhiều tác dụng quan trọng. Nó có khả năng hoạt huyết, cải thiện lưu thông máu, điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt, lợi tiểu và chữa bệnh ho hen. Còn trong y học hiện đại, loại quả này cũng được công nhận là một nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nó có tác dụng ổn định huyết áp, chữa bệnh đau xương khớp, bệnh tiểu đường, suy nhược cơ thể, các bệnh liên quan đến tim và giảm cân hiệu quả.

Ngoài những tác dụng trên, khi sử dụng trái nhàu đúng cách còn có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ vitamin và khoáng chất tốt hơn. Nhất là khả năng loại bỏ các gốc tự do có hại cho cơ thể nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao.

Trái nhàu được dân giang sử dụng như vị thuốc

(Ảnh: Trái nhàu được dân giang sử dụng như vị thuốc)

Bên cạnh đó trái nhàu còn giúp làm đẹp da, cải thiện làn da trắng sáng mịn màng nên được nhiều chị em sử dụng. Đặc biệt trong giai đoạn mãn kinh, loại quả này được xem như một phương thuốc ngăn ngừa chứng rối loạn và trầm cảm mà nhiều chị em gặp phải.

2/ Những tác hại của trái nhàu đáng lưu ý

Trái nhàu có lợi cho sức khỏe chỉ khi bạn biết sử dụng đúng cách. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, mỗi ngày người khỏe mạnh chỉ nên sử dụng nước ép trái nhàu với liều lượng 1 quả thì an toàn. Nếu lạm dụng và sử dụng không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác hại như sau:

  • Trái nhàu có tác dụng hỗ trợ điều kinh và hoạt huyết. Tuy nhiên, trái nhàu không tốt cho thai nhi. Phụ nữ mang thai cần biết điều này và tuyệt đối không sử dụng loại quả này. 
  • Trái nhàu có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp. Vì thế những ai chuyết áp thấp chỉ nên sử dụng liệu lượng phù hợp hoặc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Trái nhàu có vị chua không tốt cho dạ dày. Do đó, những ai mắc bệnh dạ dày không nên dùng quả này và không nên dùng khi đói. Thời gian sử dụng nước ép trái nhàu tốt nhất là buổi sáng, không nên dùng vào sau 21h00 mỗi ngày.
  • Đối với người mắc các bệnh liên quan đến thận hay có hàm lượng kali trong cơ thể cao thì không nên thử trái nhàu. Bởi loại quả này giàu kali và dễ làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
  • Nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp hoặc xương khớp, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi dùng nước ép quả nhàu. Bởi loại quả này có thể gây ra một số phản ứng đối với thành phần thuốc.
  • Quả nhàu có chứa nhiều hoạt chất có lợi nhưng cũng chứa kim loại nặng và một số hoạt chất có hại cho sức khoẻ. Nếu muốn sử dụng lâu dài thì cần chọn sản phẩm tinh chất nhàu sẽ an toàn hơn.
  • Một số cơ thể có thể dị ứng với các thành phần của trái nhàu, khi ăn trái nhàu hoặc uống nước em trái nhàu sẽ có các biểu hiện như ngứa, phát ban da, sưng môi. Nếu bị dị ứng, hãy dừng ngay nhé!

7 tác hại của trái nhàu đa số người dùng chưa biết

(Ảnh: 7 tác hại của trái nhàu đáng lưu ý)

3/ Những tác hại của rượu ngâm trái nhàu

Rượu nhàu là loại rượu truyền thống được ngâm với quả nhàu, dân gian thường dùng để trị nhức mỏi tay chân, đau lưng, và một số bệnh khác. Tuy nhiên việc sử dụng rượu nhàu có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách, cụ thể:

  • Rượu nhàu chứa cồn và việc tiêu thụ quá nhiều rượu có thể gây tổn thương gan. Việc uống rượu nhàu vượt quá mức an toàn có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan và các vấn đề sức khỏe gan khác.
  • Rượu nhàu có thể gây kích thích và tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột, gây ra các triệu chứng như viêm loét dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy và khó tiêu.
  • Việc tiêu thụ quá nhiều rượu nhàu có thể gây tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, gây ra triệu chứng như mất ngủ, lo âu, trầm cảm và suy giảm chức năng não.
  • Rượu nhàu có thể gây ra tình trạng co cơ và suy giảm sức mạnh cơ bắp, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Để sử dụng rượu nhàu một cách tốt cho sức khoẻ, bạn cần lưu ý chỉ sử dụng với liều lượng phù hợp. Đối với các trường hợp đang có bất kỳ vấn đề về sức khỏe hoặc đang sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi tiêu thụ rượu nhàu muốn sử dụng lâu dài.

Có thể bạn quan tâm: Rượu đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?

4/ Bà bầu có ăn lá nhàu được không?

Bà bầu không nên ăn lá nhàu hoặc quả nhàu và nên tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ thật kỹ lưỡng trước khi dùng. Mặc dù lá nhàu không được coi là độc hại đối với bà bầu, nhưng nó có thể gây một số tác động không mong muốn hoặc không an toàn nếu ăn quá nhiều.

Lá nhàu có chứa một số hợp chất và dược chất có thể gây tác động lên cơ thể, bao gồm tác động đối với hệ thần kinh, và tác động thúc đẩy co bóp tử cung. Điều này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và sức khỏe tổng thể của bà bầu.

Nếu bà bầu đang gặp vấn đề về sức khoẻ và tìm thấy trong quả nhàu hoặc lá nhàu có những tác dụng hữu ích thì cũng không nên vội dùng. Tốt nhất bà bầu nên được thăm khám và chăm sóc tại các bệnh viện chuyên khoa sinh sản và dinh dưỡng.

Quan trọng nhất, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc ăn lá nhàu và các loại thực phẩm khác trong thời kỳ mang thai để được tư vấn và hướng dẫn phù hợp.

5/ Quả nhàu kỵ với gì?

Quả nhàu không kỵ với bất kỳ thức ăn đồ uống nào, không gây ra những kích ứng nghiêm trọng nào cả. Tuy nhiên, với những tác dụng của quả nhàu thì người dùng cần lưu ý như sau:

  • Người cao huyết áp thấp: Nếu đang điều trị bệnh bằng thuốc Tây thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, chỉ nên dùng thử với liều lượng nhỏ và theo dõi sức khoẻ kỹ lưỡng.
  • Người đang uống vitamin C bổ sung: Quả nhàu vốn rất giàu vitamin C, do đó nếu người dùng đang sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C nào khác nên cân nhắc khả năng gây dư thừa, dư lượng không cần thiết và gây áp lực đào thải cho gan, thận.

6/ Cách sử dụng nước ép trái nhàu hiệu quả, an toàn

Để sử dụng trái nhàu hiệu quả, mang lại lợi ích to lớn và tránh tác dụng phụ thì hãy tham khảo cách sử dụng chuẩn xác như sau:

  • Với người trẻ tuổi uống 30ml nước ép trái nhàu mỗi ngày là tốt nhất.
  • Với người đang gặp chấn thương hay đang trong quá trình hồi phục, sử dụng 180 - 240ml trái nhàu sẽ cải thiện nhanh chóng.
  • Với người cao tuổi, nên sử dụng 60ml mỗi ngày và chia làm 2 lần uống sáng và tối.
  • Với người bệnh có thể nâng hàm lượng sử dụng cao hơn lên tới 160ml để mang lại hiệu quả nhanh nhất.
  • Với người mắc bệnh lý nguy hiểm như ung thư, nên uống 180ml - 240ml để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

cách làm nước ép trái nhàu

(Ảnh: Cách làm nước ép trái nhàu đơn giản)

7/ Làm thế nào để dùng trái nhàu mà tránh tác dụng phụ

Nếu cơ thể của bạn thật sự cần thiết phải sử dụng trái nhàu, bạn cần lưu ý những điều như sau:

  • Về liều lượng: Tuỳ vào tình trạng cơ thể vào bệnh lý, nên có sự tham vấn của bác sĩ về liều lượng phù hợp. Lưu ý rằng trong trái nhàu có chứa rất nhiều Vitamin C, việc lạm dùng quá mức có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
  • Nên tìm hiểu rõ nguồn gốc trái nhàu mà bạn đang mua để an tâm sử dụng, an toàn cho sức khoẻ.
  • Để an tâm sử dụng trái nhàu lâu dài mà không lo tác dụng phụ, bạn hãy nên tìm mua tinh chất quả nhàu đã được chiết xuất những dược chất có lợi, loại bỏ những hoạt chất có hại cho sức khoẻ.

Nếu bạn muốn sử dụng trái nhàu thường xuyên mà không lo tác dụng phụ, hãy thử tìm hiểu tinh chất trái nhàu Vitrue Noni, một sản phẩm được đánh giá cao nhất Việt Nam được sản xuất bởi nhà máy tiêu chuẩn Đức.

Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Hector để được giải đáp nhanh nhất!

Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của quả nhàu được ứng dụng trong y học.

Có thể bạn sẽ cần...

icon
backtop zalo-img.png messenger