Quả nhàu có tác dụng gì cho sức khỏe mà người Hàn Quốc thèm khát
Mẹ thiên nhiên thường rất ưu ái người Việt Nam khi ban tặng những loại thực vật với các công dụng vô cùng đáng quý. Và một trong những loại quả được ông bà ta sử dụng làm thuốc phổ biến đó chính lả quả nhàu. Ở Hàn Quốc, 80% dân số biết đến quả nhàu nhờ những tác dụng đáng quý, được sử dụng phổ biến trong chế biến thực phẩm và mỹ phẩm. Vậy quả nhàu có những tác dụng thật sự nào? Hãy cùng khám phá đầy đủ ngay bên dưới đây nhé!
1/ Quả nhàu là quả gì, hình dạng ra sao?
Quả nhàu hay trái nhàu là một vị thuốc dân gian nổi tiếng ở Việt Nam. Đây là một loại trái cây sần sùi có màu vàng khi chín với kích thước to bằng hoặc to hơn quả cốc, bé hơn quả xoài. Khi còn non sẽ có màu xanh lục, cứng. Khi chín sẽ mềm, chuyển màu sang trắng vàng đẹp mắt. Phần trong quả có thịt mềm màu trắng, có hạt.
Quả nhàu có hình quả trứng với chiều dài khoảng 5 - 7cm. Quả nhàu có vị đắng đặc trưng, được ông bà ta sử dụng làm thuốc rất phố biến.
(Ảnh: Hình ảnh quả nhàu được trồng phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam)
2/ Tác dụng của quả nhàu
Cũng vì hương vị rất đặc trưng này, giới trẻ thì chỉ thích ngon ngọt nên quả nhàu đang dần bị lãng quên. Ngày nay, nhờ những công nghệ chế xuất hiện đại, tinh chất quả nhàu đã được chiết xuất và đóng gói thành những thực phẩm, mỹ phẩm rất tiện dụng, hương vị dễ sử dụng. Qua quá trình chế xuất, những kim loại nặng và hoạt chất không tốt cho sức khoẻ đã được loại bỏ, chỉ giữ lại những hoạt chất có tác dụng tốt cho sức khoẻ, đó gồm những gì:
2.1/ Quả nhàu trị đau khớp rất hiệu quả
Nhiều chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quả nhàu là “cây thuốc giảm đau” hiệu quả giúp làm giảm cơn đau của các bệnh viêm khớp hay các chứng đau khớp khác. Đây là tác dụng được dân gian sử dụng phổ biến nhất vì tính hiệu quả rất cao, được chứng minh qua nhiều đời sử dụng.
Người bị đau xương khớp, thường xuyên bị nhức mỏi, có thể dùng rượu ngâm quả nhàu, xoa lên vùng xương khớp bị đau, massage nhẹ mỗi ngày 2 lần. Ngoài liệu pháp xoa bóp, người bị đau xương khớp có thể uống quả nhàu theo những cách hướng dẫn bên dưới.
2.2/ Tăng hệ miễn dịch
Với các thành phần đặc biệt, quả nhàu có tác dụng đáng kể trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và sản xuất ra nhiều tế bào lympho bảo vệ cơ thể hơn. Ngoài ra, nó cũng chứa các chất kháng khuẩn chống lại vi khuẩn lây bệnh như: Staphylococcus aureus và Escherichia coli.
Quả nhàu có nhiều Iridoids, acid amin, vitamin C, kẽm, magie,... Những hoạt chất này có tác dụng phục hồi và tăng cường miễn dịch của của cơ thể, phòng tránh mắc bệnh do virus...
2.3/ An thần
Quả nhàu sẽ kích thích sản sinh hai loại hormone quan trọng là serotonin và melatonin. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh tồn tại trong hệ thần kinh trung ương và có tác dụng quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Serotonin có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý và tâm lý trong cơ thể. Mất cân bằng serotonin có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và tâm lý, bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, vấn đề giấc ngủ và rối loạn tiêu hóa. Melatonin là một hormone tự nhiên được sản xuất bởi tuyến tuỵ trong não, mang lại những tác dụng tương tự.
2.4. Kiểm soát cân nặng và thải độc
Proxeronine trong n hàu khi được nạp vào cơ thể dưới tác động của enzym tiêu hóa tạo thành Xerononine, có tác dụng thúc đẩy quá trình thải độc tại các hệ cơ quan trong cơ thể.
Uống nước ép trái nhàu tuy có hương vị hơi khó uống nhưng lại là thức uống thải độc vô cùng hiệu quả. Quá trình thải độc sẽ giúp người dùng có sức khoẻ thể trạng tốt mà không cần phải nạp vào cơ thể quá nhiều đồ ăn thức uống gây tăng cân, đồng thời gián tiếp hỗ trợ giảm cân an toàn và hiệu quả.
2.5/ Hỗ trợ ngừa ung thư
Quả nhàu kích thích sản xuất oxit nitric với công dụng làm giảm sự phát triển của khối u hình thành ung thư. Chất polysaccharide trong trái nhàu cũng giúp điều hòa hệ miễn dịch, giúp chống lại ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, một số nghiên cứu trên tế bào và động vật đã chỉ ra rằng một số hợp chất có mặt trong quả nhàu như xanthon và flavonoid có khả năng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn sự di căn và kích thích tử cung tế bào ung thư.
(Ảnh: Quả nhàu có nhiều tác dụng thiết thực được dân gian sử dụng làm thuốc)
2.6/ Làm đẹp và chống lão hoá
Quả nhàu được sử dụng khi làn da cơ thể và da đầu gặp phải các tình trạng như: bệnh chàm và nấm ngoài da. Xoa một ít nước ép quả nhàu lên da đầu trong 15 phút có thể giúp mái tóc bóng mượt, đồng thời giữ cho làn da luôn tươi trẻ.
Thêm nữa, hoạt chất Neolignan và Americanin A là thành phần chống oxy hóa mạnh của trái nhàu có khả năng dọn dẹp và loại bỏ các gốc tự do dư thừa, hạn chế lão hóa, gián tiếp giúp người dùng trẻ hoá từ cấp tế bào. Không những thế, hoạt chất Anthraquinone trong Nhàu có tác dụng kích thích sản sinh collagen và ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn trên da.
Theo Ralph M. Heinicke của đại học Hawaii, trái nhàu chứa hàm lượng proxeronine cao, khi uống vào cơ thể dưới tác động của dịch tiêu hóa và enzym trong cơ thể sẽ phân cắt thành xeronine. Xeronine có hoạt tính sinh học mạnh mẽ giúp thúc đẩy tái tạo tế và và cân bằng nội tiết cơ thể, qua đó ổn định chu trình hình thành sợi tóc mới.
2.7/ Ổn định huyết áp
Trong quả nhàu có chứa nhiều Selen và vitamin C. Chúng có công dụng giúp chống lại tác hại của các gốc tự do trên thành mạch máu. Selen được y học sử dụng là một nguyên tố vi lượng quan trọng cho cơ thể con người và có tác dụng quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa.
Ngoài ra, Scopoletin là một hợp chất tự nhiên thuộc nhóm coumarin, được tìm thấy nhiều trong quả nhàu, có tác dụng làm giảm huyết áp hiệu quả và ngừa ung thư.
2.8/ Cải thiện trí nhớ
Một lượng lớn phytosterol trong quả nhàu có tác dụng ưu việt trong việc ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol. Điều này giúp cho não khỏe mạnh hơn và không có các mảng bám tích tụ trong các động mạch nuôi não. Đồng thời giữ cho não được cung cấp oxy thích hợp. Ngoài ra, chất xơ hòa tan trong quả nhàu cũng giúp giảm căng thẳng cho ruột hay làm mềm phân.
Ngoài tác dụng làm giảm sự hấp thụ cholesterol thì phytosterol còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch, hỗ trợ tiêu hoá và chống viêm.
2.9/ Trị mụn cóc
Với mụn cóc, bạn có thể giã nhuyễn trái nhàu non rồi đắp lên mụn cóc, sau đó băng kín lại. Mỗi ngày thay băng một lần và ngày thứ 7 thì mụn cóc sẽ lồi lên và bạn có thể loại bỏ được nó dễ dàng.
2.10/ Cân bằng cholesterol
Quả nhàu giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol LDL. Cholesterol LDL (Low-Density Lipoprotein) là một loại protein mật độ thấp chịu trách nhiệm chuyển động cholesterol trong cơ thể. LDL thường được xem là "cholesterol xấu" vì nếu mức cholesterol LDL trong máu tăng cao, nó có thể gây tổn hại cho hệ thống tim mạch. Khi một lượng lớn cholesterol LDL tồn tại trong huyết thanh, nó có thể bám vào thành mạch và hình thành các mảng xơ trong động mạch. Quá trình này gọi là xơ vữa, và nếu không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến chứng bệnh mạch vành và các vấn đề về tim mạch khác.
Quả nhàu giúp duy trì mức cholesterol LDL ở mức an toàn, giúp làm giảm mảng bám trong động mạch giúp bạn sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.
3/ Một số cách chế biến trái nhàu phổ biến
Với những công dụng tuyệt vời mà trái nhàu mang lại, loại quả này được chế biến thành các bài thuốc chữa bệnh rất tốt. Sau đây là một số cách chế biến đơn giản, dễ làm cho bạn tham khảo:
3.1/ Trái nhàu ngâm mật ong
Trái nhàu ngâm mật ong giúp điều hòa huyết áp, giảm đau, tốt cho đường tiêu hóa, giảm ho và thanh lọc cơ thể. Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bình đựng thủy tinh sạch và để khô. Sau đó rửa trái nhàu thật sạch và để ráo.
- Bước 2: Cho nhàu vào bình và đổ mật ong vào. Chú ý phải đổ mật ong ngập bề mặt của trái nhàu.
- Bước 3: Đậy nắp bình kín và ngâm khoảng 2 tuần là có thể sử dụng.
Cách sử dụng: Uống 1 - 2 thìa cà phê hỗn hợp trái nhàu ngâm mật ong mỗi ngày trước bữa ăn. Uống đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Bạn có thể pha loãng để uống dễ hơn.
3.2/ Làm rượu trái nhàu
Ngâm rượu trái nhàu chín giúp điều trị các bệnh mỏi khớp, bệnh tiểu đường, cao huyết áp và ung thư phổi được đánh giá rất cao. Chỉ với 3 bước đơn giản như sau bạn đã có ngay bình rượu trái nhàu giá trị:
- Bước 1: Rửa sạch nhàu và để thật ráo nước.
- Bước 2: Sơ chế nhàu và cho vào bình. Cho nhàu và rượu với tỷ lệ: cứ 1 kg nhàu đổ 3 lít rượu.
- Bước 3: Đậy nắp bình thật kín và sau 5 - 6 tuần có thể dùng được. Lưu ý cần bảo quản bình rượu ở nơi khô ráo, không nên đặt ở nơi có nhiệt độ cao, tránh ánh sáng trực tiếp.
Cách sử dụng: Để sử dụng rượu nhàu tốt nhất nên uống ngày 1 -2 lần trước khi ăn.
3.3/ Làm nước ép trái nhàu
Nước ép trái nhàu giàu vitamin, chất oxy hóa và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe. Chỉ với cách thực hiện đơn giản như sau bạn đã có ngay một ly nước ép quả nhàu đầy đủ dưỡng chất:
- Bước 1: Rửa trái nhàu thật sạch và gọt vỏ. Cắt nhỏ và cho vào máy xay cùng với khoảng 120ml nước.
- Bước 2: Cho hỗn hợp nước nhàu qua rây lọc để loại bỏ phần hạt. Có thể xay thêm với một số loại trái cây khác cho dễ uống.
- Bước 3: Cho ra ly hoặc cốc và có thể thưởng thức ngay.
Cách sử dụng: Sử dụng với liều lượng khuyến cáo mỗi ngày để phát huy tối đa tác dụng.
3.4/ Cách sử dụng quả nhàu tươi ăn sống
Tiện lợi nhất vẫn là cách sử dụng quả nhàu tươi mà không cần phải chế biến. Tuỳ sở thích và cách dùng của từng người, có thể chỉ cần hái quả nhàu tươi, rửa sạch và ăn. Để cẩn thận và dễ sử dụng hơn, bạn có thể làm theo cách như sau:
- Lựa chọn quả nhàu: Chọn quả nhàu đã chín có màu sắc tươi sáng, da không bị vết nứt, không có dấu hiệu hỏng hóc. Quả nhàu tươi khi đã chín sẽ có hương thơm dịu nhẹ và phát huy tác dụng tốt nhất cho sức khoẻ.
- Rửa sạch: Rửa quả nhàu trong nước lạnh để làm sạch bụi bẩn và tạp chất trên bề mặt. Bạn cũng có thể sử dụng một chút muối hoặc giấm để tẩy sạch hơn nếu cây nhàu được trồng ở môi trường ô nhiễm, liền kề những khu vực có sử dụng phân bón hoặc thuốc trừ sâu.
- Loại bỏ phần vỏ: Dùng dao để cắt đầu và đuôi của quả nhàu. Tiếp theo, cắt đường kính quả nhàu, từ đỉnh xuống đáy, để lấy ra phần thịt bên trong. Bạn cũng có thể sử dụng luôn cả phần vỏ nếu thích.
- Lấy phần thịt: Dùng tay hoặc muỗng nhỏ để lấy phần thịt quả nhàu từ vỏ. Phần thịt nhàu có màu trắng sữa và có một số hạt nhỏ bên trong. Phần hạt thì hãy bỏ đi vì sẽ gây khó tiêu hoá.
- Sử dụng: Phần thịt quả nhàu tươi có thể ăn ngay, có thể chấm với muối nếu thích, hoặc có thể sử dụng làm nước ép, sinh tố,...
(Ảnh: Quả nhàu tươi có thể ăn sống mà không cần phải chế biến)
Quả nhàu tươi có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2-3 ngày. Nếu bạn muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể làm sạch, cắt thành từng miếng nhỏ và đông lạnh để sử dụng sau này.
3.5/ Cách sử dụng quả nhàu tươi đun nước uống
Quả nhàu tươi khi dùng để đun nước uống sẽ dễ hơn ăn sống. Cách làm đơn giản như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Rửa sạch quả nhàu tươi chín, có thể cắt bỏ phần đầu và đuôi của quả. Bạn nên có thể cắt đôi quả nhàu để các dược chất tốt cho sức khoẻ dễ dàng hoà tan vào trong nước khi đun.
- Đun nước nhàu: Đặt quả nhàu vào một nồi và đổ nước vào sao cho nước vừa đủ uống trong ngày.
- Đun sôi: Đun nước quả nhàu trên lửa nhỏ cho đến khi nước sôi. Sau đó, hạ lửa và tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 15-20 phút để quả nhàu trở nên mềm.
- Lọc nước: Sau khi quả nhàu đã mềm, tắt bếp và để nước nguội một chút. Sau đó, lọc nước qua một cái rây hoặc lớp vải sạch để tách phần thịt nhàu và hạt ra khỏi nước.
- Nguyên liệu bổ sung: Bạn có thể cho thêm đường phèn tạo vị ngọt dễ uống hơn, hoặc mật ong tuỳ thích. Nếu dùng đường phèn, bạn hãy đập nguyễn cho nhanh tan trong nước, nên cho vào nồi đun sau khi đã lọc bỏ phần bã quả nhàu để tránh lãng phí phần đường phèn hoà vào phần bã sẽ bị bỏ đi. Nếu sử dụng mật ong, bạn nên cho vào sau khi nước đun quả nhàu đã nguội.
- Thưởng thức: Nước nhàu có hương vị đặc trưng của quả nhàu, không quá khó uống với hầu hết mọi người. Bạn có thể thưởng thức nước nhàu tươi ngon ngay lập tức hoặc cho vào tủ lạnh để uống mát.
Nhiều người đã dùng quả nhàu tươi đun nước uống hằng ngày thay cho nước lọc để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ. Tuy nhiên, đối với người đang có bệnh lý hoặc đang dùng thuốc chữa bệnh, hãy nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi muốn dùng quả nhàu tươi đun nước uống hàng ngày.
3.6/ Quả nhàu tươi ngâm đường phèn để được bao lâu, cách làm ra sao?
Trái nhàu ngâm đường có thể được bảo quản và sử dụng an toàn trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên, đặc tính của quả nhàu là có chất tự bảo quản, nếu bạn làm đúng theo hướng dẫn cách ngâm trái nhàu tươi với đường phèn như dưới đây, thời gian bảo quản sẽ lâu hơn:
- Chuẩn bị trái nhàu: Chọn trái nhàu chín mọng và không bị hỏng hoặc mục, và rửa sạch trước khi bắt đầu quá trình ngâm.
- Ngâm đường phèn: Đặt trái nhàu vào một hũ hoặc hũ thủy tinh sạch. Rắc đều một lớp đường phèn dã nhỏ lên trên trái nhàu và đậy kín nắp.
- Bảo quản nơi thoáng mát: Đặt hũ nhàu ngâm đường ở nơi khô ráo, mát mẻ và tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
- Kiểm tra định kỳ: Định kỳ kiểm tra trái nhàu ngâm đường để đảm bảo chúng không bị hỏng. Nếu bạn thấy trái nhàu bị hỏng hoặc có dấu hiệu mục, hãy loại bỏ ngay để tránh làm hỏng toàn bộ hũ.
- Thời gian ngâm: Quả nhàu tươi sau khi ngâm với đường phèn khoảng 2-3 tuần là có thể sử dụng được.
Quả nhàu khi ngâm với đường phèn có thể để được khoảng 1 tháng. Để có thể bảo quản và dùng được lâu hơn, bạn nên lọc bỏ phần cặn bã, chỉ giữ lại phần chất lỏng và cho vào tủ lạnh. Nếu nhiệt độ tủ lạnh đủ lạnh, thời gian bảo quản quả nhàu ngâm đường phèn có thể lên đến 6 tháng mà vẫn sử dụng được an toàn.
4/ Những lưu ý khi sử dụng nước ép quả nhàu
Hiện nay, tài liệu chuyên khoa chưa hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng các bộ phận trên cây nhàu. Tuy nhiên, vì người dân nhiều đời qua vẫn hay sử dụng trái nhàu làm thuốc nên các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo về liều lượng sử dụng nước ép nhàu cho từng đối tượng. Nước ép từ quả nhàu không độc nên có thể sử dụng với lượng lớn nhưng phải đảm bảo ghi nhớ các lưu ý sau:
(Ảnh: Sử dụng quả nhàu chín mang lại tác dụng tốt hơn quả xanh)
- Thường xuyên uống nước ép nhàu giúp kích thích sự sản sinh hormone endorphin. Loại hormone này giúp thư giãn não bộ hiệu quả. Đồng thời mang lại cảm giác tích cực và điều hòa huyết áp.
- Nếu dùng nước ép với liều lượng cao có thể hỗ trợ cai nghiện chất kích thích như: ma túy, rượu và thuốc lá. Tuy nhiên, cần phải trao đổi và tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo không có dư lượng hoạt chất nào khác.
- Người trẻ, thể trạng khỏe mạnh nên sử dụng nước ép quả nhàu 30ml/ngày.
- Người mới phẫu thuật hoặc đang bị chấn thương nên sử dụng để nhanh phục hồi.
- Người cao tuổi cần bồi bổ sức khỏe chỉ được sử dụng 60ml/ngày vào 2 lần vào sáng và tối.
- Người đang trị bệnh nên sử dụng liều lượng phù hợp trong tháng đầu tiên. Và vào những ngày sau đó thì có thể tùy chỉnh thay đổi liều lượng cho phù hợp với bản thân.
- Người mắc bệnh tiểu đường hay ung thư có thể sử dụng loại nước ép này với định lượng phù hợp.
- Người mắc bệnh đe dọa tính mạng thì sử dụng loại quả này với liều lượng phù hợp.
- Tuyệt đối không dùng loại cây này cho những người có huyết áp thấp và phải hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc hạ áp.
- Không dùng cho phụ nữ có thai thai vì tác dụng thông kinh hoạt huyết của trái nhàu.
- Cần thận trọng khi dùng nước ép quả nhàu cho bệnh nhân bị viêm thận.
Lưu ý, các bệnh lý nghiêm trọng như: cao huyết áp, tiểu đường, ung thư,... thì cần có sự tham vấn của bác sĩ trước khi muốn sử dụng lâu dài.
Quả nhàu mang lại hơn 10 tác dụng thiết thực đã được chứng mình qua thực tiễn dân gian nhiều đời qua. Ở thị trường Hàn Quốc, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm có chứa thành phần quả nhàu.
(Ảnh: Tinh chất quả nhàu được chiết xuất theo công nghệ EECV)
Như trên là những tác dụng của trái nhàu và những lưu ý khi sử dụng. Nếu muốn sử dụng trái nhàu thường xuyên một cách an toàn và hiệu quả, tinh chất trái nhàu Vitrue sẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc dành cho bạn. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ để được giải đáp nhanh nhất!
Xem thêm: Những tác hại của quả nhàu ít người biết
- Trái nhàu ngâm đường để được bao lâu vẫn đảm bảo chất lượng
- Những tác dụng của trái nhàu ngâm rượu có thể bạn chưa biết
- Tác dụng của quả nhàu ngâm mật ong trong Đông y
- Công dụng của trái nhàu ngâm đường phèn đối với sức khỏe
- Cách ngâm trái nhàu đường phèn giữ trọn dưỡng chất
- Trái nhàu trị bệnh gì qua các bài thuốc dân gian
- Cách sử dụng trái nhàu tươi tốt cho sức khỏe và làm đẹp
- Hướng dẫn các cách ngâm trái nhàu tươi tại nhà
- Công dụng của trái nhàu trong y học cổ truyền
- Trái nhàu là trái gì? Tác dụng chữa bệnh của quả nhàu