Tổ yến chưng là một trong những món ăn có cách làm đơn giản, bổ dưỡng và được yêu thích. Món ăn vừa đảm bảo giữ được nguồn dinh dưỡng từ yến sào, vừa mang đến sự ngon miệng kích thích vị giác. Đặc biệt yến chưng có thể dùng cho hầu hết đối tượng, cũng như mọi thời điểm trong năm. Ngoài ra, yến chưng có thể kết hợp với rất nhiều nguyên liệu khác nhau, để đáp ứng sự yêu thích của người dùng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các cách chưng yến thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình. Từ đó bạn sẽ có thêm cẩm nang chế biến món yến sào.
Yến chưng đường phèn là một trong những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và có cách làm cực kỳ đơn giản. Món ăn cũng phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, mang đến những công dụng sức khỏe tuyệt vời cho con người.
Bên cạnh 2 nguyên liệu chính là: yến sào và đường phèn, cách chưng yến đường phèn còn có thể kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác, giúp món ăn ngon hơn, giàu dinh dưỡng hơn. Cụ thể như: hạt chia, sâm, đông trùng hạ thảo, saffron, kỳ tử, long nhãn, hạt sen,... Ngoài ra, để cân bằng tính hàn của yến, khi chưng yến sào, bạn có thể cho thêm một vài lát gừng.
Để chưng yến với đường phèn và một số nguyên liệu khác bạn có thể chọn loại yến thô (cần phải biết cách nhặt lông, làm sạch); yến tinh chế, yến tươi,... Sau đó bạn sẽ ngâm yến trong nước ấm từ 30-60 phút để sợi yến mềm và nở. Bạn cần chưng cách thủy trên bếp gas, bếp điện (nếu chưng yến bằng cách này bạn cần điều chỉnh nhiệt độ của điện hoặc lửa từ 70-80 độ) hoặc chưng trong nồi chưng yến chuyên dụng, nồi nấu chậm,... để đảm bảo nguồn dinh dưỡng được trọn vẹn. Thời gian chưng yến thích hợp nhất là từ 25-30 phút.
Yến chưng đường phèn có thể dùng nóng hoặc để lạnh dùng mát. Tuy nhiên với người ốm bệnh, hoặc có thể trạng yếu, nên dùng yến khi còn nóng để đảm bảo an toàn cho tiêu hóa. Bạn nên dùng yến thường xuyên với một liều lượng nhất định để món ăn phát huy được công hiệu (tùy theo từng đối tượng mà sẽ có những liều lượng phù hợp). Không nên quan niệm: đây là món ăn bổ dưỡng nên có thể ăn cùng lúc càng nhiều càng tốt.
(Ảnh: Yến chưng đường phèn dinh dưỡng, thích hợp cho nhiều đối tượng)
Theo các các sĩ, trẻ em trên 1 tuổi là đối tượng có thể được sử dụng yến sào làm món ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng, cải thiện tình trạng biếng ăn. Yến sào có tác dụng cung cấp năng lượng, canxi giúp bé phát triển thể chất, chiều cao. Đồng thời là món ăn bồi bổ cho trí não, ổn định thần kinh, giúp bé ghi nhớ tốt (*). Vậy cách chưng yến cho bé như thế nào là đúng? Cần có những lưu ý gì trong quá trình chưng yến cho nhóm đối tượng này?
Nhìn chung, việc chưng yến cho trẻ em cũng không có gì khác biệt so với cách chưng yến cho những đối tượng khác. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế khẩu phần đường trong món ăn. Vì khoa học hiện nay khuyến khích trẻ em nên ăn nhạt, không dùng nhiều muối, đường, và các đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cần lưu ý về liều lượng yến trong mỗi lần dùng cho trẻ. Cụ thể từ 1 - 2gr yến/ ngày với các bé từ 1-3 tuổi. Mỗi tuần có thể sử dụng yến sào từ 2-3 lần. Với những bé từ 4-10 tuổi có thể tăng hàm lượng yến lên thành 2-3g/ lần. Ba mẹ có thể cho bé ăn vào 2 thời điểm vàng là sáng sớm trước khi ăn sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút. Vì thời điểm này, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu trọn vặn dưỡng chất có trong thực phẩm.
Với ưu điểm là giá thành rẻ hơn nhiều so với yến tinh chế nhưng nguồn dinh dưỡng cao, yến tươi hiện nay được nhiều người tìm mua để bồi bổ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Có thể hiểu yến tươi là loại tổ yến thô được nhổ lông, làm sạch tạp chất nhưng không được sấy khô trở lại. Chúng thường được đóng gói trong các hũ hay túi zip. Tuy nhiên, với nhược điểm về thời gian sử dụng ngắn hạn (yến tươi để được khoảng 1 tuần nếu bảo quản ngăn mát và từ 1 – 3 tháng nếu bảo quản ngăn đông).
Cách chưng yến tươi sẽ được giảm bớt một công đoạn là không phải ngâm nước lâu chờ nở. Hầu hết yến tươi đã được làm sạch và có độ ẩm nên tổ yến khá mềm. Sau khi mua về, bạn chỉ cần đem ngâm trong nước khoảng 5 – 10 phút, rồi mang rửa sạch với nước tinh khiết và để ráo nước là được. Tránh ngâm quá lâu sẽ làm mất dưỡng chất trong tổ yến. Sau công đoạn này, bạn sẽ mang đến đi chưng cách thủy tương tự như cách chưng yến sào với những loại khác.
Bạn cần lưu ý chọn được nguồn yến chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, vì yến tươi không để được lâu nên chỉ nên mua với lượng vừa đủ, khi sử dụng hết có thể mua thêm.
(Ảnh: Cách chưng yến tươi thì nhanh hơn yến tinh tế)
Xem thêm: Chưng yến trong bao lâu thì vừa chín và không bị mất chất?
Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn đã hoàn toàn tự tin để bắt tay vào bếp, chuẩn bị món yến chưng thật thơm ngon và bổ dưỡng cho cả gia đình.