399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Ảnh đông trùng hạ thảo các loại qua các thời kỳ tiến hoá

Thị trường đông trùng hạ thảo tại Việt Nam đang rất phát triển với nhiều chủng loại và hình thái khác nhau. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu xem có tất cả bao nhiêu loại dược liệu này, cần xem hình ảnh đông trùng hạ thảo để dễ nhận diện và phân biệt, lựa chọn sử dụng phù hợp thì đây là bài viết phải xem kỹ.

1/ Đông trùng hạ thảo tự nhiên

Đông trùng hạ thảo tự nhiên là thành quả của sự kết hợp giữa ấu trùng của loài Thitarodes và nấm ký sinh Cordyceps sinensis. Trong mùa đông, loài bướm này đẻ trứng, từ đó nở ra các ấu trùng sâu non, sau đó chúng thâm nhập vào đất tơi để bắt đầu giai đoạn ngủ đông.

đông trùng hạ thảo trong tự nhiên

(Ảnh: Thành phẩm đông trùng hạ thảo trong tự nhiên)

Khi ấu trùng bị nhiễm nấm hoặc ăn phải bào tử nấm qua lỗ thở (ở phần đầu), nấm sẽ phát triển mạnh mẽ và xâm chiếm các mô tế bào, tiêu hao chất dinh dưỡng bên trong cơ thể ấu trùng, dẫn đến cái chết của chúng.

Vào mùa hè, nấm bắt đầu nảy mầm từ thân sâu non, phát triển thành hình dạng cây nấm và phát tán bào tử nấm để chuẩn bị cho chu kỳ tái sinh vào mùa đông tiếp theo. Tên gọi "Đông trùng" ám chỉ việc sâu non sống vào mùa đông, trong khi "Hạ thảo" chỉ đến loài cây cỏ phát triển vào mùa hè, thể hiện sự biến đổi từ hình thái động vật sang thực vật của loài nấm này.

Quá trình hình thành đông trùng hạ thảo trong tự nhiên

(Ảnh: Quá trình hình thành đông trùng hạ thảo trong tự nhiên)

Bề ngoài, khi còn tươi, đông trùng hạ thảo tự nhiên giống như những con sâu, với đuôi được hình thành như một cành nhỏ có lá. Phần "lá" này được tạo thành từ sợi nấm mọc dính vào đầu sâu non, tạo nên hình dáng như ngón tay dài từ 4 - 11cm. Đầu sâu non thường có chiều dài khoảng 3 - 5cm, giống như con tằm.

Đông trùng hạ thảo khi đã trưởng thành

(Ảnh: Đông trùng hạ thảo khi đã trưởng thành)

2/ Đông trùng hạ thảo nhân tạo

Đông trùng hạ thảo do con người tạo ra thường là từ các bào tử nấm đông trùng. Để nuôi đông trùng hạ thảo nhân tạo có 2 phương pháp phổ biến là nuôi trên nhộng tằm hoặc nuôi trên thực vật.

2.1/ Dùng nhộng tằm nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Nhộng tằm để nuôi đông trùng hạ thảo phải là nhộng sống. Trong quá trình nuôi cấy, có hai phương pháp phổ biến được sử dụng, đó là: Nhân nuôi đông trùng hạ thảo trên ký chủ nhộng tằm và nhân nuôi đông trùng hạ thảo trên môi trường sinh khối chứa ký chủ nhộng nằm.

Nuôi đông trùng hạ thảo bằng nhộng tằm

(Ảnh: Nuôi đông trùng hạ thảo bằng nhộng tằm)

Nhân nuôi đông trùng hạ thảo trên ký chủ nhộng tằm: Ký chủ là những con nhộng tằm phải sống nguyên vẹn. Những con nhộng được chọn lựa sẽ được tiến hành vô trùng để loại bỏ bất kỳ yếu tố vi sinh vật nào không mong muốn. Sau đó, nấm Cordyceps militaris hoặc Cordyceps sinensis sẽ được cấy trực tiếp vào cơ thể của chúng và đợi cho đến khi phát triển.

Nhân nuôi đông trùng hạ thảo trên môi trường sinh khối: Môi trường sinh khối bao gồm gạo lứt, nhộng tằm xay nhuyễn kết hợp với nhiều loại axit amin hữu ích từ giá đỗ, đậu tương, nước cốt dừa, khoai tây. Sau khi hỗn hợp hình thành, nó sẽ được tiến hành hấp thanh để diệt các loại nấm, vi trùng có hại. Sau khi nguội, hỗn hợp sẽ được cấy nấm và để trong phòng ướm khoảng 10 ngày trước khi chuyển sang phòng sáng với điều kiện nhiệt độ thích hợp.

Nấm sẽ bắt đầu phát triển trong ruột nhộng nằm hoặc trong hỗn hợp sinh khối. Hệ thống quả thể là các đầu nấm sẽ phát triển ra bên ngoài. Quả thể đông trùng hạ thảo tươi có màu vàng óng, kích thước như cọng rau muống hoặc nhỏ hơn, dài khoảng 3-5cm.

Hiện ở Việt Nam, phương pháp nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo trên nền nhộng tầm không phát triển lắm nhộng tằm dễ sinh ra nấm lạ, nhiễm vi sinh.

2.2/ Nuôi cấy đông trùng hạ thảo từ thực vật

Đây là quá trình nuôi trồng không sử dụng yếu tố động vật. Thay vào đó sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu từ thực vật để tạo môi trường nuôi cấy hoàn toàn tự nhiên. Một môi trường sinh khối được tạo ra từ gạo và nhiều loại chất dinh dưỡng từ thực vật. Sau đó, hỗn hợp này được tiến hành diệt khuẩn và cấy nấm, sau đó ươm sợi.

Sản xuất đông trùng hạ thảo với thực vật

(Ảnh: Sản xuất đông trùng hạ thảo với thực vật)

Đông trùng hạ thảo sẽ được thu hoạch sau 60-65 ngày. Quả thể đông trùng hạ thảo tươi có màu vàng óng, kích thước như cọng rau muống hoặc nhỏ hơn, dài khoảng 3-5cm. Các quả thể sẽ được tách riêng ra khỏi môi trường nuôi và tiến hành các bước xử lý, làm sạch trước khi sử dụng.

3/ Tư vấn mua đông trùng hạ thảo phù hợp với nhu cầu

Trên thị trường hiện nay, có đa dạng loại đông trùng hạ thảo từ tự nhiên đến nhân tạo. Đông trùng hạ thảo nhân tạo cũng có nhiều hình thái khác nhau, nhiều mức giá khác nhau. Những tác dụng của đông trùng hạ thảo chỉ phát huy khi sử dụng đúng sản phẩm chất lượng và sử dụng đúng cách. Để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng và an toàn, người tiêu dùng cần lựa chọn từ các thương hiệu uy tín trong nhiều năm liền, điểm bán hàng chính hãng.

Ảnh đông trùng hạ thảo Hector

(Ảnh: Phòng nấm đông trùng hạ thảo Hector nhìn từ bên ngoài)

Hector là thương hiệu đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam trong ngành sản xuất các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế. Ngoài ra, sản phẩm và nhà máy Hector còn đạt các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 22000:2018, FDA Hoa Kỳ, HACCP và FSSC 22000 do SGS Thuỵ Sĩ chứng nhận. Các sản phẩm Hector đã được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng trong nhiều năm qua, và đã xuất khẩu chính ngạch thành công tại các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Canada, là sản phẩm nổi bậc tại sàn thương mại điện tử quốc tế Amazon,...

Như vậy bài viết trên Hector đã cung cấp tới bạn đầy đủ những hình ảnh đông trùng hạ thảo phổ biến hiện nay. Hy vọng đây sẽ là cơ sở giúp bạn phân biệt các loại đông trùng hạ thảo trên thị trường, dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu.

Có thể bạn sẽ cần...

icon
backtop zalo-img.png messenger