399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Adenosine là gì? Tác dụng Adenosine trong đông trùng hạ thảo

Adenosine là gì và có tác dụng gì? Adenosine trong đông trùng hạ thảo có thật sự an toàn đối với con người? Những ai tuyệt đối không sử dụng Adenosine. Adenosine là hoạt chất được tìm thấy nhiều ở nấm đông trùng hạ thảo, có nhiều giá trị trong việc điều trị các bệnh tim mạch và hệ tuần hoàn. Ngày nay Adenosine được ứng dụng rộng rãi trong y học.

1/ Adenosine là chất gì?

Adenosine là một nucleoside nội sinh, chúng có mặt trong mọi tế bào cơ thể với cấu trúc khoa học là 6-amino-9-beta-D-ribofuranosyl-9-H-purine. Đồng thời còn tham gia trong cấu tạo DNA, ATP và sản sinh ra nhiều hoạt chất được coi là dược liệu quý trong y học hiện nay (Cordycepin, D-mannitol). Ngoài ra thì dược chất Adenosine được mọi người biết đến là dược chất quý hiếm, là thành phần được tìm thấy trong đông trùng hạ thảo, một trong những dược liệu quá tìm thấy ở cao nguyên Tây Tạng và nuôi trồng nhân tạo.

Cấu trúc phân tử Adenosine

(Ảnh: Adenosine là gì và có cấu trúc như thế nào?)

Dược chất Adenosine được sử dụng ở dạng dạng dung dịch và thuốc tiêm. Với mỗi dạng như ở dạng tiêm thì có thời gian bán hủy ngắn nên có thể được hấp thu nhanh chóng, hoặc cũng có thể rời khỏi tế bào và bị phân hủy thành xanthine, hypoxanthine và phân hủy thành axit uric.


2/ Adenosine có tác dụng gì?

Adenosine có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim và còn có thể sử dụng theo nhiều bệnh trạng khác nhau theo chỉ dẫn của bác sĩ và các chuyên gia. Thực tế, Adenosine là thuốc chống loạn nhịp tim, chậm hóa nhịp tim để điều chỉnh nhịp đập về mức bình thường. Nhờ đó có thể cải thiện tốc độ lưu thông máu đến tim, hỗ trợ trong nhiều thí nghiệm và ứng dụng điều trị khác nhau. Các ứng dụng phổ biến, những tác dụng của Adenosine được phát huy trong y học như sau:

  • Tiêm tĩnh mạch Adenosine hạn chế gây tắc nghẽn tim mạch để điều trị sức khỏe tim.
  • Tiêm bắp, ứng dụng Adenosine điều trị viêm bao hoạt dịch, giãn tĩnh mạch và đa xơ cứng.
  • Ứng dụng vào đường uống để điều trị zona, hạn chế rối loạn máu cụ thể là rối loạn chuyển hóa porphyrin cutanea, điều trị những
  • Vết thương (thường là ở chân) do máu lưu thông kém.
  • Ứng dụng trong điều trị suy thận cấp tính, suy đa cơ quan, tăng áp động mạch phổi để điều trị ung thư phổi.
  • Cải thiện nhịp tim không đều, đặc biệt điều trị nhịp tim nhanh ở tâm thất.
  • Hạn chế sụt cân ở người bị ung thư giai đoạn cuối bằng cách truyền tĩnh mạch để tăng khả năng hấp thụ thức ăn.

Ứng dụng của Adenosine trong y học

(Ảnh: Adenosine được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại)


3/ Hàm lượng adenosine trong đông trùng hạ thảo

Với mức hàm lượng được cho phép, Adenosine được tìm thấy trong đông trùng hạ thảo được khuyên dùng để bảo vệ sức khỏe. Sử dụng đông trùng hạ thảo hàng ngày cũng là cách bổ sung Adenosine an toàn với mức hàm lượng hợp lý, giúp phòng ngừa cách bệnh tim mạch hiệu quả.

3.1/ Hàm lượng Adenosine trong đông trùng hạ thảo

Hàm lượng Adenosine trong đông trùng hạ thảo trong thiên nhiên là vào khoảng 100-120mg/100g nấm. Ở nấm đông trùng hạ thảo nuôi cấy nhân tạo, người ta phát hiện hàm lượng Adenosine ở mức cao hơn, có giá trị hơn.

3.2/ Adenosine trong đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu và chứng minh từ những nhà khoa học thì Adenosine trong đông trùng hạ thảo sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch một cách hiệu quả. Chúng sẽ tác động tới quá trình trao đổi chất, hoạt động năng lượng của người dùng, tạo ra tác động tích cực lên tim mạch.

Adenosine trog đông trùng hạ thảo có tác dụng gì cho sức khỏe

(Ảnh: Hoạt chất Adenosine trong đông trùng hạ thảo có nhiều tác dụng đáng quý)

Ngoài ra, Adenosine là thành phần của ATP nên cũng là phần tử giàu năng lượng, giúp phát huy tác dụng nhằm bảo vệ tế bào và hạn chế tổn thương mô. Cụ thể:

3.2.1/ Tác dụng đối với hoạt động của não

Adenosine trong đông trùng hạ thảo tham gia vào hoạt động dẫn truyền thần kinh trung ương, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Đồng thời hạn chế não bộ bị kích thích, giúp hệ thần kinh trung ương có thể hoạt động bình thường, cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ cân bằng lại chất dẫn truyền.

3.2.2/ Tác dụng đối với hệ tim mạch

Adenosine giúp giãn mạch vành và thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim. Đồng thời còn hạn chế ngưng tập tiểu cầu và đẩy lùi nguy cơ hình thành huyết khối hay là tình trạng cơ tim bị thiếu máu, mang lại một trái tim mạnh khỏe.

3.2.3/ Tác dụng lên hệ tuần hoàn máu

Adenosine trong đông trùng hạ thảo sẽ bị phân hủy bởi Adenosine Deaminase, là thành phần trong hồng cầu và thành mạch, còn khi sử dụng Dipyridamole ức chế loại enzym nào giúp tăng nồng độ Adenosine để hỗ trợ lưu lượng máu với mạch vành cung cấp đầy đủ máu và oxy cho cơ tim hoạt động.

3.2.4/ Tác dụng đối với hoạt động hô hấp

Trong thận, Adenosine giúp giảm sản xuất renin từ thận, và hạn chế tình trạng co thắt đường thở, giúp cho việc hô hấp dễ dàng hơn.

3.2.5/ Tác dụng đối với chức năng gan

Ở gan, Adenosine hỗ trợ tác động tăng quá trình phân hủy glycogen chuyển hóa thành glucose.

Có thể bạn quan tâm: Tác hại của đông trùng hạ thảo mà người bán chưa nói với bạn


4/ Vai trò của Adenosine trong não

Adenosine trong não là một phân tử quan trọng đóng vai trò trong hoạt động của não, là một nucleoside, gồm một phân tử adenine (một base nitơ) liên kết với một phân tử ribose (một đường đường hóa có năm carbon). Adenosine có mặt trong tất cả các tế bào của cơ thể, bao gồm cả não.

Ở não, adenosine hoạt động như một chất điều chỉnh thần kinh, ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào thần kinh. Chúng tham gia vào nhiều chức năng não bộ, bao gồm giấc ngủ, điều chỉnh lưu lượng máu não và phản ứng với tổn thương não. Dưới đây là một số chức năng chính của adenosine trong não:

  • Giấc ngủ: Adenosine đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉ giấc ngủ. Các mức adenosine tăng lên trong não vào ban ngày khi tế bào não tiêu thụ năng lượng. Khi mức adenosine tăng, nó kết hợp với các receptor cụ thể trong não, dẫn đến cảm giác buồn ngủ.
  • Giãn mạch: Adenosine có tính chất giãn mạch, có nghĩa là nó có thể làm giãn ra (mở rộng) các mạch máu trong não. Điều này giúp tăng cường lưu lượng máu não, đảm bảo tế bào não nhận đủ oxy và dưỡng chất.
  • Bảo vệ thần kinh: Adenosine có thể đóng vai trò trong việc bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương. Trong tình trạng căng thẳng hoặc tổn thương não, mức adenosine có thể tăng để giúp điều chỉnh phản ứng của não.
  • Điều chỉnh sự giải phóng neurotransmitter: Adenosine có thể ảnh hưởng đến sự giải phóng của các neurotransmitter khác như dopamine và glutamate, ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động thần kinh.

Các tác động của adenosine chủ yếu được truyền tải thông qua bốn loại receptor adenosine: A1, A2A, A2B và A3. Sự kích thích của những receptor này có thể gây ra những tác động khác nhau trong não.


5/ Adenosine có trong những loại thực phẩm nào?

Với hàm lượng rất thấp, Adenosine được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như:

  • Thịt gia cầm, động vật ăn cỏ và cả nội tạng.
  • Hải sản đánh bắt tự nhiên như cá bơn, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết…
  • Trứng.
  • Các loại hạt.
  • Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
  • Rau củ quả gồm cả rau biển.

6/ Những lưu ý khi sử dụng Adenosine

Việc sử dụng Adenosine với liều lượng cao cần phải được tham khám và thông qua ý kiến của bác sĩ. Thông thường, Adenosine chống chỉ định với những đối tượng như sau:

  • Người bị rối loại nhịp tim chậm: Người bị rối loạn nhịp tim chậm cần phải được cải thiện tần suất nhịp tim nhanh hơn để trở về mức bình thường. Trong khi đó Adenosine lại có tác dụng ổn định nhịp tim ở mức chậm đối với đối tượng này, gây khó khăn cho quá trình điều trị.
  • Trẻ em và phụ nữ mang thai: Hệ miễn dịch và kháng thể của hai đối tượng này được xem là còn yếu hoặc không ổn định, không nên sử dụng Adenosine nếu không được sự đồng ý của bác sĩ.

Qua bài viết này, Hector Shop hi vọng rằng bạn đã hiểu rõ về Adenosine là gì, Adenosine có trong đông trùng hạ thảo có tác dụng gì cho sức khoẻ con người. Đông trùng hạ thảo Hector là các sản phẩm đông trùng hạ thảo đạt những tiêu chuẩn cao nhất Việt Nam hiện nay như tiêu chuẩn GMP của Bộ Y tế và các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 22000:2018, HACCP và FSSC 22000 của SGS Thuỵ Sĩ.

Xem thêm: Những tác dụng thật sự của đông trùng hạ thảo

Có thể bạn sẽ cần...

icon
backtop zalo-img.png messenger